Việc loại bỏ một phần cấu trúc giúp tăng độ sáng cho phần trung tâm, và còn tạo cho những người bên trong một cảm giác hoàn toàn mới lạ và độc đáo. Đặc biệt, chúng còn phù hợp với cảnh quan hơn sau khi “bị rút lõi”.
1. Collaborative Cloud – Trụ sở Axel Springer tại Berlin, Đức
Điều mà công ty Buro Ole Scheeren muốn hướng tới đó là sự sẻ chia và gắn kết của các nhân viên trong tòa nhà đó.
Tòa nhà này được các kiến trúc sư của công ty Buro Ole Scheeren thiết kế cho Axel Springer – một công ty truyền thông hàng đầu châu Âu. Điều mà công ty Buro Ole Scheeren muốn hướng tới đó là sự sẻ chia và gắn kết của các nhân viên trong tòa nhà đó.
2. Poro City tại Mumbai, Ấn Độ
Dự án dược đề xuất xây theo hình kim tự tháp, rộng 216 hecta và có thể chứa khoảng 376 000 người và 5000 doanh nghiệp.
Poro City được thiết kế bởi công ty liên kết Khushalani vào năm 2015 nhằm mục đích cơ cấu lại mật độ môi trường dày đặc tại Dharavi, Mumbai – một trong những khu ổ chuột lớn nhất thế giới. Dự án dược đề xuất xây theo hình kim tự tháp, rộng 216 hecta và có thể chứa khoảng 376 000 người và 5000 doanh nghiệp. Poro city sẽ có đầy đủ từ trường học, công viên cho tới bệnh viện. Và những cái “lỗ” của Poro City có khả năng lắp thêm tùy theo nhu cầu trong tương lai.
3. Tòa nhà Văn phòng Opus tại Dubai
Nhờ các hình ảnh phản chiếu mà buổi sáng toàn nhà sẽ trông nguyên vẹn và buổi tối lỗ hổng sẽ được lấp kín bằng hệ thống ánh sáng giúp tòa nhà thêm nổi bật.
Sau khi hoàn thiện, tòa nhà này sẽ trông như một khối lập phương nhưng bị lõm vào một khoảng trống. Với nhiệt độ cực nóng ở nơi đây, nhìn tòa nhà giống như cục nước đá bị chảy mất một khoảng vậy. Theo nhà thiết kế, nhờ các hình ảnh phản chiếu mà buổi sáng toàn nhà sẽ trông nguyên vẹn và buổi tối lỗ hổng sẽ được lấp kín bằng hệ thống ánh sáng giúp tòa nhà thêm nổi bật.
4. Trung tâm Kĩ thuật, Giải trí và Tri thức tại Taipei, Đài loan
Trung tâm này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch – Bjarke Ingels. Các “lỗ hổng” của tòa nhà thực chất chính là lối vào và đồng thời là điểm nhấn cho kiến trúc này, dẫn mọi người theo cầu thang bên trong lên khu vườn trên sân thượng.
Bên trong kiến trúc có các văn phòng, cửa hàng, nơi trưng bày sản phẩm, phòng hội nghị,… Trên sân thượng là một khoảng không gian mở, tất cả mọi người có thể tới đây để ngắm cảnh hay tụ tập cùng bạn bè.
5. Tòa nhà Vòng tròn Quảng Châu tại Quảng Châu, Trung Quốc
Kiến trúc này thoạt nhìn có vẻ giống một chiếc bánh xe thời cổ hay một cuộn chỉ. Theo người thiết kế tòa nhà – kiến trúc sư người Ý A.M. Progetti, đây là một miếng ngọc bội. Kết hợp với hình ảnh phản chiếu dưới sông, tòa nhà tạo thành số 8 – một con số may mắn đối với người Trung Quốc (và cả Việt Nam).
6. Trung tâm Khoa học Hamburg tại Hamburg, Đức
Kiến trúc bao gồm 10 khối đá lớn, được xắp xếp tạo thành hình chiếc nhẫn. Nó từng được so sánh giống như ai đó chơi trò Xếp hình – Tetris do thiếu kĩ năng mà xếp thiếu ở giữa vậy. Đáng tiếc thay, do chi phí của dự án không được khiêm tốn cho lắm mà Trung tâm Khoa học Hamburg vẫn chưa được xây dựng.
Theo kenh14.vn