Được biết họ có nhiều điểm chung về tâm lý học – kinh tế và đều rất thoải mái chia sẻ kinh nghiệm với mọi người. Theo Charlie, 3 điều mà bạn nên tránh xa nếu không muốn sự nghiệp bị tụt dốc là ghen tỵ, mơ tưởng và đánh giá người khác một cách phiến diện.

Charlie Munger là phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, tập đoàn sở hữu rất nhiều công ty con với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bảo hiểm, ngân hàng, và các doanh nghiệp sản xuất cho đến bán lẻ, đồng thời nắm giữ một phần không nhỏ cổ phần của hãng Coca-Cola. Charlie Munger là một người đàn ông lập dị, có vẻ trịch thượng, rất ít khi xuất hiện trước truyền thông. Không giống như những người thành công luôn dạy người khác cách làm giàu, Charlie thường nhắc đến những yếu tố khiến người ta chắc chắn sẽ thất bại.

Những thói quen tâm lý có thể phá hủy sự nghiệp mà đến cả tỷ phú cũng phải dè chừng - ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo Charlie, kinh tế thuộc sự cạnh tranh. Ông giải thích, người mong muốn làm giàu rất độc lập và làm những thứ khác mà anh ta quan tâm, chẳng hạn như đàm phán về kinh doanh và thiên vị một người nào đó. Ông cảm thấy rằng, phản ứng tự nhiên và phản ứng có điều kiện có thể là lý do tại sao mọi người đưa ra những quyết định nhất định về nghề nghiệp.

Dựa vào các nghiên cứu từ nhiều nhà xã hội học, nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khác, Charlie đã ghi nhận 24 khuynh hướng tâm lý khi đưa ra quyết định kinh doanh và nghề nghiệp. Dưới đây là 3 xu hướng mà ông đặc biệt nhấn mạnh rằng, ông luôn cố gắng tránh trong khi đưa ra quyết định.

Ghen tị với người khác

Không ganh tị và ghen tị là hai trong mười điều răn. Charlie lưu ý rằng hai cảm giác này cực kỳ quen thuộc với anh chị em trong một gia đình, với công ty luật, ngân hàng đầu tư và giáo viên trong trường học.

Sự đố kỵ sẽ chẳng bao giờ giúp ích cho bạn. Bạn cảm thấy ghen ghét một đồng nghiệp chỉ vì đó là người xuất sắc trong công ty hay người mới được thăng chức. Bạn có thể trầm tư về điều đó và tốn hàng giờ mỗi ngày để ghen ghét hoặc tìm cách trả thù ai đó bởi vì họ tốt hơn bạn hay may mắn hơn bạn. Tuy nhiên, trong khi bạn đang phí phạm cuộc sống của chính mình để đố kỵ một người thì đối tượng đó thậm chí chẳng mảy may nghĩ đến bạn.

Chấp nhận bị đánh lừa

Trong bài phát biểu, Charlie mô tả cách mọi người tạo ra những suy nghĩ sai lầm để trốn tránh sự thật. Ông kể về gia đình một người bạn có con trai là vận động viên xuất sắc. Cậu con trai lên 1 chuyến bay của một hãng vận chuyển ở Bắc Đại Tây Dương và không bao giờ trở lại. Người mẹ không chịu tin con mình đã chết, đó là phản xạ tâm lý rất đơn giản, vì thực tế quá đau đớn nên bà chỉ bóp méo nó cho đến khi bà có thể chấp nhận. Tất cả chúng ta đều làm như thế ở một mức độ nhất định và đó là một sai lầm phổ biến gây ra những vấn đề khủng khiếp.

Đưa ra phán đoán phiến diện về con người

Munger cho rằng, con người thích gắn bó với những thứ quen thuộc dù chúng tốt hay xấu, và gọi đó là “sự yêu thích méo mó”.

Ông lập luận, đây là “khuynh hướng đặc biệt thích bản thân, thích một kiểu cấu trúc ý tưởng của riêng mình, thích một kiểu người” khiến cho bạn đặc biệt dễ bị lừa bởi người mình yêu thích. Mặt khác, nếu không thích một người thì bạn sẽ tìm mọi cách để chối bỏ những điểm tốt của anh ta và bỏ lỡ nhiều bài học đáng quý từ đó.

Theo Trí thức trẻ

BÌNH LUẬN