Những trẻ có tinh thần mạnh mẽ đều hiểu rằng trẻ cần kiểm soát cảm xúc chứ không để cảm xúc kiểm soát trẻ. Trẻ biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình thì sẽ quản lý được hành vi của mình và suy nghĩ tích cực. Nhưng, trẻ không tự nhiên mà có hiểu biết về cảm xúc và trẻ không biết cách bày tỏ cảm xúc theo cách phù hợp với xã hội.
Nếu trẻ không biết cách kiểm soát cơn giận, trẻ có thể có hành vi hung hăng và thường xuyên nổi giận. Tương tự như vậy, nếu trẻ không biết làm gì khi buồn thì trẻ cau có khó chịu hàng giờ.
Mẹ và Con gái |
Nếu trẻ không hiểu được cảm xúc của mình, trẻ sẽ tránh làm những việc khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Ví dụ, trẻ hay xấu hổ sẽ không muốn tham gia vào các hoạt động mà trẻ không tin mình có thể đương đầu với sự khó chịu khi thử thứ mới.
Dạy trẻ điều chỉnh cảm xúc của mình có thể giúp trẻ bớt có vấn đề về hành vi. Nếu trẻ hiểu cảm xúc của mình, trẻ sẽ giải quyết với các tình huống khó chịu tốt hơn và trẻ có khả năng thành công hơn. Bằng cách luyện tập và thực hành, trẻ sẽ biết rằng mình có thể đương đầu với những cảm xúc khó chịu theo hướng lành mạnh.
Dạy trẻ điều chỉnh cảm xúc của mình
Dưới đây là 3 cách để bạn có thể giúp con đương đầu với những cảm xúc khó chịu.
1. Dạy trẻ tinh thần trách nhiệm
Nếu như để trẻ trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau là việc tốt, nhưng điều quan trọng là trẻ cần biết rằng mình có thể kiểm soát những cảm xúc này.
Trẻ cần biết rằng mình có trách nhiệm với những hành vi của mình chứ không dùng cảm xúc là cái cớ để biện mình cho hành động sai của mình. Tức giận không phải là cái cớ để được quyền đánh người khác. Hay buồn bã không phải là cái cớ để khó chịu hàng giờ.
Dạy trẻ điều chỉnh cảm xúc của mình |
Trẻ có trách nhiệm với chính hành vi của mình và không đổ lỗi cho người khác đã gây ra cảm xúc đó. Nếu trẻ đánh em và đổ lỗi vì em làm bạn ấy phát điên lên, thì bạn nên nhắc nhở con. Bạn giải thích với con rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của mình. Em bé có thể làm ảnh hưởng tới hành vi của con, nhưng em bé không tạo nên hành vi của con. Ngược lại, bạn cũng nhắc con rằng con không phải chịu trách nhiệm về cảm xúc của người khác. Nếu trẻ có một lựa chọn tốt, và ai đó trở nên tức giận vì lựa chọn này, thì điều đó không đó không có vấn đề gì.
Bạn cần hỗ trợ trong suốt cuộc đời để trẻ có thể vượt qua được áp lực của bạn bè cùng lứa và biết đưa ra những quyết định cho bản thân. Nếu trẻ thấm nhuần các giá trị tốt và tính cách tốt, trẻ sẽ tự tin vào khả năng đưa ra quyết định tốt mặc dù người khác không ủng hộ.
2. Tập chịu đựng
Nếu đứng trên bờ vực, chúng ta có thể sẽ thấy lo lắng. Đó là cảm xúc bình thường khi chúng ta gặp những thứ nguy hiểm. Nhưng đôi khi, chúng ta lo lắng và sợ hãi không cần thiết.
Nếu trẻ tỏ ra lo lắng về điều gì đó, thì đó chưa chắc đó đã là điều tồi tệ. Ví dụ, nếu trẻ sợ tham gia một đội bóng vì trẻ sợ rằng mình không quen bạn nào, lúc đó bạn hãy khuyến khích bé tiếp tục chơi. Giúp con đối mặt với nỗi sợ (không gây nguy hiểm cho trẻ) thì trẻ sẽ thấy mình có khả năng nhiều hơn những gì trẻ nghĩ.
Đôi khi trẻ quá thường xuyên tránh những tình huống khó chịu đến nỗi mà trẻ bắt đầu mất tự tin. Trẻ nghĩ rằng “Mình chẳng bao giờ làm được điều đó, nó quá kinh khủng”. Kết quả là, trẻ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc đời.
Việc bạn cần làm là từ từ đẩy con ra khỏi vùng an toàn, dần dần giúp con quen dần với những tình huống mới. Khích lệ những cố gắng nho nhỏ của trẻ và nói rõ ràng với con rằng bạn quan tâm tới sự sẵn sàng trải nghiệm thứ mới của con chứ không phải kết quả. Dạy trẻ coi sai lầm, thất bại và những tình huống khó chịu như một cơ hội để học hỏi và trưởng thành hơn.
3. Thay đổi tâm trạng
Tâm trạng của trẻ thường phụ thuộc vào hoàn cảnh xung quanh nên trẻ cần biết cách kiểm soát cảm xúc của mình không phụ thuộc vào bất kỳ hoàn cảnh nào.
Giúp con cải thiện tâm trạng. Điều đó không có nghĩa là trẻ phải kìm nén hoặc phớt lờ cảm xúc của mình, mà có nghĩa là trẻ có thể từng bước tự giúp mình cải thiện tâm trạng chứ không không mắc kẹt trong tâm trạng tồi tê. Hờn dỗi, cô lập chính mình, hoặc phàn nàn trong nhiều giờ sẽ chỉ giúp trẻ cảm thấy tồi tệ hơn.
Giúp trẻ lựa chọn các cách phù hợp để trẻ bình tĩnh khi giận hoặc khích lệ bản thân khi buồn. Ví dụ, có những trẻ sẽ bình tĩnh hơn khi tô màu, nhưng có những trẻ thì cần chạy nhảy ngoài trời. Hay nếu trẻ buồn, thay vì hờn dỗi, trẻ có thể xem một bộ phim hài, hay gặp gỡ bạn bè để nói chuyện. Bạn nên khuyến khích trẻ vận động hoặc làm thứ gì đó để trẻ kiểm soát cảm xúc của mình theo cách lành mạnh.