Trên mảnh đất rộng 121 hecta gần như bị bỏ hoang, khô cằn và trợ trụi; vợ chồng chị Pamela Gale Malhotra và anh Anil Malhotra đã biến nó thành một thiên đường nhiệt đới giữa lòng Ấn Độ.
Pamela Gale Malhotra và chồng mình, anh Anil Malhotra sở hữu khu bảo tồn Sai – khu bảo tồn thiên nhiên tư hóa duy nhất tại Ấn Độ. Từ ngày đặt chân tới mảnh đất này, 2 người đã làm việc vất vả để trồng và bảo vệ rừng, cũng như hệ động thực vất nơi đây. 27 năm nỗ lực, Sai đã trở thành một trong những khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nhất Ấn Độ với diện tích hơn 121 hecta và là nơi ở của hơn 200 loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại châu Á, bao gồm voi châu Á và hổ bengal.
“Khi chúng tôi mới đến đây, vùng đất này như kiểu đã bỏ hoang rất lâu, khô cằn và chẳng có gì”, Pamela chia sẻ. “Những cánh đồng lúa bị bỏ hoang, cả các khu vườn cà phê, bạch đậu khấu cũng vậy. Nạn phá rừng xảy ra triền miên ở đây. Chính vì thế, chúng tôi cần rất nhiều công chăm sóc, thời gian để khiến mọi thứ trở lại bình thường”.
Khu bảo tồn thiên nhiên này nằm ở quận Kodagu, khu vực với diện tích rừng ngày càng giảm mạnh – từ 86% độ che phủ rừng vào những năm 1970 cho đến chỉ còn 16% ngày nay. Pamela giải thích rằng điều này đã gây nên những tác động tiêu cực đến kiểu hình rừng nhiệt đới và lượng nước cung cấp không chỉ cho khu vực này toàn bộ miền Nam Ấn Độ.
Những nỗ lực của 2 vợ chồng đã được đền đáp. Sau 27 năm, khu rừng lại trở thành một lá phổi xanh, cung cấp nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật. Những mảnh đất khô cằn giờ đã phủ kín những tầng xanh lá. Pamela chia sẻ rằng cô cảm thấy ngập tràn hạnh phúc khi bước qua ngôi rừng.
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy niềm vui và sung sướng tột độ như vậy trong suốt cuộc đời mình”.
Quận Kodagu tại miền nam Ấn Độ từng trải qua nhiều đợt phá rừng nghiêm trọng
Nhưng Pamela Gale Malhotra và chồng mình, anh Anil Malhotra, đã thay đổi điều đó
Hai vợ chồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên SAI từ năm 1991
Họ đã biến hơn 121 hecta đất khô cằn thành khu rừng xanh rậm rạp
Đây là nơi ở của hơn 200 loài động vật, bao gồm cả voi châu Á và hổ Bengal
“Khi chúng tôi mới đến đây, vùng đất này như kiểu đã bỏ hoang rất lâu, khô cằn và chẳng có gì”
“Những cánh đồng lúa bị bỏ hoang, cả các khu vườn cà phê, bạch đậu khấu cũng vậy”
Phải mất nhiều năm để có thể hồi phục khu rừng
Pamela hy vọng khu rừng sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát triển
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy niềm vui và sung sướng tột độ như vậy trong suốt cuộc đời mình”
Thời Đại