Phát triển rực rỡ ở những thập niên 1950 đến 1970, trào lưu kiến trúc theo chủ nghĩa Thô Mộc trở lại mạnh mẽ trong thế kỷ 21 qua những thiết kế của thế hệ kiến trúc sư mới.
De Rotterdam – kiến trúc sư Rem Koolhaas (Hà Lan).
Xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khi nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái, chủ nghĩa Thô Mộc (Brutalism) như một tiếng nói phản đối sự bất bình đẳng xã hội do chỉnh trang và tái sử dụng đô thị gây nên. Cha đẻ của phong cách kiến trúc Thô Mộc là kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier (1887-1965). Nguyên tắc chủ đạo của phong cách kiến trúc này là sự chú trọng công năng, kết cấu và kỹ thuật, với vật liệu xây dựng chính là bê tông thô, đem lại nét kiên cố, uy nghi cho công trình.
Nhà hát Thành phố Leon – kiến trúc sư Emilio Tunon et Luis Mansilla (Tây Ban Nha).
Nhà thờ Santa Monica – kiến trúc sư Vicens và Ramos (Tây Ban Nha).
Sự hiện diện của phong trào kiến trúc này vẫn là một dấu chấm hỏi, khơi dậy sự tò mò và là chủ đề gây tranh cãi. So với những trào lưu kiến trúc khác, những công trình kiến trúc Thô Mộc mang nhiều nét thô ráp và cứng nhắc. Theo quan điểm của một số người, những thiết kế này đã làm hủy hoại phong cảnh, trong khi đối với nhiều người khác chúng lại là hiện thân phi thường cho một bước nhảy vọt, một sự tiên phong trong kiến trúc.
Khu tưởng niệm doanh trại Rivesaltes, kiến trúc sư Rudy Ricciotti (Pháp).
Solo House – kiến trúc sư Pezo von Ellrichshausen (Tây Ban Nha).
Dù gây ra nhiều tranh luận, chủ nghĩa Thô Mộc vẫn là một một phong cách kiến trúc tạo nên nhiều nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Trong phim ảnh, nhiều công trình kiến trúc Thô Mộc đã được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng như Hunger Games, High-Rise. Những kiến trúc sư đương đại như Rudy Ricciotti, Valerio Olgiati, Herzog & de Meuron và Vicens & Ramos đều bày tỏ lòng tôn trọng đối với phong cách kiến trúc này.
Jinhua Reading Space (tạm dịch: Góc đọc sách Jinhua) – kiến trúc sư Herzog & de Meuron (Trung Quốc).
Villa Alem (tạm dịch: Biệt thự Alem) – kiến trúc sư Valerio Olgiati (Bồ Đào Nha).