Bằng cách tiêm kháng thể trực tiếp vào tế bào, các nhà khoa học đã tạo ra một thế hệ tế bào mới có khả năng tự bảo vệ chính mình khỏi virus HIV.
Mới đây, các nhà khoa học đã có một bước đột phá trong điều trị căn bệnh thế kỷ: khiến cho các tế bào có khả năng tự kháng lại virus HIV.
Theo ghi nhận, các tế bào kháng thể sẽ nhanh chóng thay thế tế bào nhiễm virus, giúp hiệu quả điều trị bệnh vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp hiện nay.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu The Scripps (TSRI – California, Mỹ) đã thử nghiệm phương pháp này trên các rhinovirus – nguyên nhân gây ra các chứng bệnh cảm cúm thông thường.
Họ đã sử dụng 1 vector được gọi là lentivirus để chuyển gene mới cho các tế bào của cơ thể. Sau đó, họ tổng hợp các kháng thể gắn với thụ thể tế bào mà virus cần phải tiếp cận, để rồi ngăn không cho virus xâm nhập tế bào và lây truyền bệnh.
Các tế bào có kháng thể sau đó chết đi, nhưng kháng thể vẫn ở lại và tiếp tục nhân bản để bảo vệ các tế bào mới.
Sau khi thành công với các rhinovirus, các chuyên gia tiếp tục thử nghiệm với HIV. Họ nhận ra rằng, virus HIV muốn lan truyền bệnh cần tiếp cận một thụ thể có tên CD4. Và việc còn lại rất đơn giản: chỉ cần chặn các thụ thể này lại, HIV không thể tiếp tục xâm nhập tế bào, rồi chúng chết dần.
Các nhà nghiên cứu đã hợp tác với các nhà điều tra của Trung tâm City the Hope về Trị liệu Gen (Hoa Kỳ) để đánh giá liệu pháp này trong các thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả, theo quy định của liên bang, trước khi tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân.
“Đây giống như một loại vaccine ở cấp độ tế bào.” – giáo sư Richard Lerner, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.
Theo Lerner, phương pháp mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các liệu pháp cũ. Trước kia, kháng thể trôi nổi một cách tự do trong mạch máu, còn nay sẽ bám vào các tế bào và tiếp tục sinh sôi.
Về mục tiêu của nghiên cứu, các chuyên gia cho biết họ sẽ tìm ra cách để kiểm soát và loại bỏ HIV mà không cần đến bất kỳ phương thuốc điều trị nào khác.
Tuy nhiên, tiến sĩ Carl Dieffenbach từ Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Anh Quốc lại cho rằng ý tưởng này có vấn đề khi triển khai liệu pháp gene. Ông đặt ra câu hỏi: Làm sao để biết chính xác đã đặt kháng thể vào đúng loại tế bào?
“HIV có một lượng biến thể lớn, và điều gì sẽ xảy ra nếu như có một lượng virus không bám kháng thể ta mong muốn? Kết quả là kháng thể sẽ giết chết tế bào, trong khi virus thì vẫn tiếp tục phát triển” – Dieffenbach chia sẻ.
Vậy nên, các nhà nghiên cứu đang tiến hành hợp tác với Trung tâm City the Hope về Trị liệu Gen (Hoa Kỳ). Đây là quy định của liên bang, nhằm đánh giá liệu pháp về tính an toàn và hiệu quả trước khi thử nghiệm trên cơ thể người.
Niềm hy vọng lớn đã có, và tính hiệu quả thế nào, xin hay để tương lai trả lời.