Kết quả nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, nguyên nhân gây nên 800.000 ca ung thư trên thế giới có liên quan tới béo phì và tiểu đường.
Theo The Lancet Diabetes & Endocrinology – một tạp chí y học hàng đầu đưa tin, sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi theo dõi số ca bệnh của 12 bệnh ung thư thì có 1/3 trong số đó có liên quan tới béo phì và tiểu đường.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên kết giữa bệnh ung thư và bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường kết hợp với tình trạng thừa cân sẽ trở thành tác nhân gây ra hàng trăm ngàn trường hợp ung thư mỗi năm trên toàn thế giới.
Các bệnh ung thư phát sinh do kết hợp từ cả bệnh đái tháo đường và béo phì ở phụ nữ cao hơn gần gấp đôi so với nam giới.
Trong số hai tác nhân gây ung thư bao gồm thừa cân hoặc béo phì (chỉ số cơ thể BMI trên 25) làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư gấp đôi giống như tiểu đường.
Các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên kết giữa bệnh ung thư và bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet). |
Theo WHO, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,50 đến 24,99 là người bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 25 đến 29,99 là người béo và trên 30 là béo phì.
Trên thực tế, các tác nhân này thường được tìm thấy cùng nhau, vì béo phì là một yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tiểu đường.
Sự thực thì tỷ lệ ung thư gây ra bởi hai điều kiện này sẽ tăng 30% đối với phụ nữ và 20% đối với nam giới trong vòng chưa đầy 20 năm tới.
Ngưỡng cho béo phì được tính theo chỉ số cơ thể BMI với công thức: Trọng lượng của một người (tính bằng kg)/ bình phương chiều cao của một người (tính bằng mét).
Hiểu được tác hại của ung thư, mới đây, Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới đã đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần ngăn ngừa nguy cơ ung thư:
Làm việc nhà: Hoạt động thể chất, ngay cả những việc đơn giản như lau nhà có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột và vú.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thường xuyên có thể giúp hàm lượng hormone khỏe mạnh trong cơ thể duy trì ở mức lý tưởng.
Nhai cà rốt: Chỉ cần ăn vượt quá nhu cầu hơn 100 calo mỗi ngày có thể dẫn đến tăng 5 kg một năm. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân góp phần dẫn đến các bệnh ung thư bao gồm đường ruột, vú và gan.
Bạn không nhất thiết phải từ bỏ các bữa ăn nhẹ, chỉ cần thay thế chúng bằng những thực phẩm ít calorie. Chẳng hạn nên thay khoai tây chiên bằng các loại rau như cà rốt. Nếu không thể từ bỏ thói quen ăn ngọt, hãy thay thế bằng một thanh chocolate nhỏ dưới 100 calo.
Muốn phòng ngừa ung thư, cần có chế độ ăn uống lành mạnh (Ảnh minh họa). |
Ăn ngũ cốc nguyên hạt: Nên thay thế bánh mì, mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ. Chất xơ giúp no lâu, dễ dàng duy trì trọng lượng khỏe mạnh và giảm nguy cơ ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì. Nó cũng giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi, hạn chế nguy cơ ung thư đường ruột.
Giảm muối: Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Theo các nhà khoa học, lý do là muối có thể gây hại niêm mạc dạ dày.
Nên sử dụng các loại gia vị, rau thơm, tỏi, chanh, hạt tiêu đen, gừng… để tăng hương vị món ăn mà không cần phải dựa vào muối.
Ăn chay mỗi tuần một ngày: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Cách chế biến thịt như xông khói, dăm bông có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chất gây ung thư có thể được hình thành trong quá trình bảo quản thịt bằng hóa chất, phơi hay muối. Lựa chọn chế độ ăn không có thịt một ngày mỗi tuần hoặc thêm cá vào thực đơn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Tăng cường đi bộ: Bớt thời gian cho các hoạt động tĩnh như xem tivi, đọc sách vào buổi tối để có nhiều thời gian ra ngoài đi bộ, giúp hạn chế đáng kể nguy cơ ung thư
Thanh Bình (t/h)