Nhắc tới ẩm thực Quảng Nam ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới cao lầu hay mì Quảng. Tuy nhiên, bánh tổ mới thực sự làm nên sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của xứ Quảng với các vùng miền khác.
Bánh tổ là một loại bánh có xuất xứ từ Quảng Nam, đây là một ăn đặc sản, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp tết của người dân xứ Quảng. Nhiều địa phương ở Quảng Nam đều làm bánh này.
Nguồn gốc bánh do người di cư ở Trung Quốc tạo ra để chào đón dịp Tết, thực chất khi xưa người Hoa không biết dịch nghĩ là dùng để thờ tổ tiên nên đặt là bánh tổ. Loại bánh này có tên là niên cao (年糕) hay tiếng Anh là nian gao. Có nhiều giả thuyết cho rằng, do vua Quang Trung sáng tạo ra thực chất không phải.
Bánh tổ xuất hiện trên đất Quảng nam khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua. Tùy phong tục của từng nhà mà bánh tổ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
Bánh tổ. Ảnh minh họa.
Nguyên liệu làm bánh tổ gồm có nếp và đường. Nếp sau khi xay thật mịn bỏ vào túi vải đăng khoảng 1,5 tiếng. Sau đó đem bột trộn với đường và nước gừng trộn hỗn hợp thật kỹ. Tiếp đó, cắt bọc ni lông hoặc lá chuối lót vào khuôn và tráng dầu rồi cho hỗn hợp bột nếp vào. Khi gói bánh xong, đem hấp tùy theo kích thước lớn nhỏ mà có thời gian hấp khác nhau. Bánh chín, đem phơi khoảng 3 – 4 ngày là được. Bánh ngon nhất khi nấu xong nửa tháng thì chiên lên ăn ngon tuyệt.
Ngày Tết, những miếng bánh tổ thơm ngon được bày ra đĩa để ăn tráng miệng, nhâm nhi với chén trà nóng trên tay thì thật tuyệt vời. Có lẽ cũng bởi thế mà dù bị bao nhiêu loại bánh kẹo công nghiệp lấn át nhưng bánh tổ Hội An vẫn sống mãi cùng quê hương mỗi độ Xuân về, Tết đến.
Lương Ngọc (Tổng hợp)