“Em hay leo lên cây chuối chơi và hái quả”, “Hàng ngày, mẹ dắt trâu đi dạo phố” là những câu văn miêu tả ‘cười ra nước mắt’ của trẻ.

Không thể nén cười trước những bài văn tả cây chuối, con trâu ngô nghê của trẻ, họa sĩ Hà Nguyễn – một gương mặt không quá xa lạ trên mạng xã hội đã tái hiện những đoạn văn tả thiên nhiên “bá đạo” này qua bộ tranh mới nhất. Hà Nguyễn là họa sĩ đồng thời là một bà mẹ trẻ, thường xuyên mang đến những mẩu truyện tranh ngắn hài hước, ý nhị.

nhung-doan-van-ta-thien-nhien-ba-dao-cua-tre

Nhà em có một cây ớt rất to và sai quả. Ngày nào em cũng trèo lên cây hái ớt cho bố em ăn.

Các bà mẹ khác cũng thường xuyên khoe “chiến tích” viết văn của con mình. Chị Linh (Giáp Bát, Hà Nội) cho biết, bé nhà chị hay hỏi về hình dáng các con vật trông như thế nào, và tỏ ra hào hứng khi được mẹ miêu tả. Tuy nhiên, khi đọc được bài văn của con, chị không biết nên khóc hay cười. Tương tự như câu chuyện cậu bé nhầm lẫn giữa con trâu và con chó có lẽ chỉ vì chú cún ở nhà được đặt tên là “Trâu”.

polyad

Nhà em có nuôi một con trâu tên là trâu. Hàng ngày mẹ dắt nó đi dạo phố.

Chị Thu Hà tâm sự: “Những bài văn miêu tả của con ngô nghê, hài hước, nhưng cũng khiến tôi thức tỉnh và nhận ra con mình gần như không có cơ hội để tiếp xúc với thiên nhiên”.

nhung-doan-van-ta-thien-nhien-ba-dao-cua-tre-2

Nhà em có cây chuối rất to. Em hay leo lên cây chuối chơi và hái quả. Vào mùa thu, lá chuối rụng nhiều, ngày nào mẹ em cũng quét rất mệt.

Nhiều phụ huynh khác cũng than thở, lịch học trên trường và học thêm của con thì dày đặc. Bố mẹ thì bận rộn thành ra không có thời gian đưa cho con đi chơi, tiếp xúc với thiên nhiên. Đặc biệt là khi các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại, máy tính bảng đã ngốn mất quá nhiều thời gian của các con.

polyad

Nhà em có nuôi một con gà trống. Con gà này không có lông còn da nó thì màu vàng…

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến những bài văn “cười ra nước mắt”, Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A (Giảng viên trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương TP HCM) cho biết: “Điều này phản ánh lỗ hổng về kinh nghiệm sống khi trẻ em thành thị ít có cơ hội tìm hiểu về thiên nhiên. Nó dẫn tới sự xa lạ và hiểu sai về các sự vật, hiện tượng, thậm chí làm thui chột sự sáng tạo của bé”.

Chuyên gia chia sẻ thêm, khi bé được cung cấp dồi dào các nguyên liệu sống, bé sẽ dung nạp những nguyên liệu phù hợp vào não bộ. Bé sẽ diễn đạt lại theo góc nhìn mới mẻ của mình, không phụ thuộc vào người lớn hay sách văn mẫu. Tức là khi thật sự được trải nghiệm và quan sát thiên nhiên ở quanh mình,  trí sáng tạo trong bé mới được kích hoạt.

cuoi-ra-nuoc-mat-voi-thien-nhien-khac-thuong-trong-van-cua-tre-5

Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A cho biết, trẻ em thành thị ít có cơ hội tìm hiểu về thiên nhiên.

Nghiên cứu do giáo sư tâm lý học Ruth Ann Atchley (trường đại học Kansas) thực hiện vào năm 2012 cũng chứng minh, những nhóm người được nghiên cứu đều đạt điểm sáng tạo cao hơn 50% so với lúc đầu, sau 4 ngày vui chơi và khám phá trong rừng. Việc rời xa các thiết bị công nghệ, hòa mình vào thiên nhiên giúp trẻ em phát huy tính sáng tạo qua những hình ảnh sinh động, phong phú mà trẻ em quan sát được.

“Trẻ sẽ có góc nhìn mới mẻ của riêng mình dựa trên những gì đã quan sát và trải nghiệm, không phụ thuộc vào người lớn hay sách văn mẫu. Những điều này đều rất cần cho trẻ về sau”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nhấn mạnh.

Thế Đan/VnExpress

BÌNH LUẬN