Để gọi các con ăn cơm, vợ chồng anh Thịnh dùng chuông lắc. Có bữa ăn xong, cả nhà mới phát hiện thiếu một đứa.

Theo đạo Thiên chúa, luôn ghi nhớ lời chúc phúc của Chúa dành cho con người: “sinh sôi nảy nở như sao trên trời, như cát dưới biển”, khi lập gia đình tuyệt đối không kế hoạch nên vợ chồng anh Hoàng Văn Thịnh và chị Nguyễn Thị Sâm (cùng 45 tuổi) sinh liền tù tì suốt 26 năm qua, kể cả khi đã lên chức ông bà ngoại.

Cậu con trai đầu lòng của anh chị sinh năm 1991, sau đó lần lượt ba cô công chúa chào đời vào năm 1993, 1996, 1998. Năm 1999, cậu con trai thứ năm ra đời. Rồi sau đó gần như cách năm một, gia đình anh chị đều đón thành viên mới.

Mới đây, ngày 20/6, chị Sâm sinh đôi hai con gái tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian vào TP HCM thăm chồng, nâng tổng số con lên 15, gồm 6 trai, 9 gái.

cuoc-song-ron-tieng-cuoi-trong-gia-dinh-nghe-an-co-15-con

Gia đình đông vui của anh Thịnh chị Sâm chụp Tết năm ngoái. Cặp vợ chồng hạnh phúc (hàng trên cùng) có khuôn mặt rất giống nhau khiến nhiều người nhầm là anh em – Ảnh: NVCC.

Ngày 22/6, người mẹ xuất viện, còn hai bé gái vẫn nằm trong lồng ấp để các bác sĩ chăm sóc. Sẽ đón thêm hai công chúa về nhà trong thời gian tới, cả nhà anh Thịnh đều biết cuộc sống của họ sẽ không có nhiều thay đổi, bởi đã quen với việc người mẹ liên tục mang bầu và sinh nở. “Mình giống như cái cây, cứ đến mùa thì ra trái, không có ai bứng ngọn”, chị Sâm ví von.

Thừa nhận sinh nhiều con sẽ vất vả hơn nhưng anh Thịnh cho đó là may mắn của gia đình. “Nếu sau này có thêm con, chúng tôi vẫn vui mừng đón nhận”, anh nói.

Thời trước, cuộc sống còn khó khăn, nhà chỉ có mấy sào ruộng nhưng anh chị không bao giờ bỏ bê con cái. Sau này, theo xu thế chung của người làng Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An, anh Thịnh vay vốn ngân hàng bước vào con đường kinh doanh, cuộc sống trở nên khá giả, các con càng được chăm sóc tốt hơn. Vì vậy “những bé sau cao lớn hơn các anh chị, cậu em 17 tuổi giờ đã cao 1,7m. Mấy em nhỏ, em nào cũng khôn lanh”, cô chị Hoàng Lan tự hào khoe về các em.

Hiện nay, ngoài một người họ hàng giúp việc, các con lớn cũng biết phụ mẹ làm việc nhà, trông em nên chị Sâm rảnh rang hơn để chuyên tâm chăm bé mới sinh.

Hàng ngày 4 giờ sáng, tất cả trẻ lớn trong nhà (học cấp 2 trở lên) đều được đánh thức dậy để đi lễ nhà thờ. Sau đó, bọn trẻ trở về nhà lo việc dọn dẹp nhà cửa, ăn sáng và chuẩn bị đi học. Để gọi con dễ dàng, anh chị dùng một cái chuông nhỏ.

Đến bữa cơm, chị cũng lắc chuông. Nghe tiếng chuông, bọn trẻ lại ùa vào, ngồi xuống chiếu, mỗi đứa một bát tự xúc ăn. Gia đình đông con nên nhiều bữa ăn thiếu một thành viên, cả nhà không ai phát hiện ra. Mãi đến khi xong bữa, đứa trẻ đi chơi bên hàng xóm lò dò trở về, mọi người mới bật cười.

13 đứa con, nên hầu như làm cái gì, gia đình anh Thịnh cũng phải nhân đôi. Đi du lịch cả nhà phải dùng hai chiếc xe con. Để con được no bụng, mỗi bữa, chị Sâm phải nấu khoảng 3 bát gạo (gần 2kg), rau hai mớ, gà hai con… trong khi những đứa nhỏ vẫn uống sữa là chính.

Anh Thịnh ước tính, tiền ăn riêng cho các con (chủ yếu là ăn sáng và sữa) mỗi tháng hết khoảng 15 triệu, mỗi ngày khoảng 400 nghìn đồng. Đổi lại nhà đông con cũng có nhiều lợi thế, anh chị em có thể mặc thừa quần áo hay dùng lại sách giáo khoa của nhau.

Bọn trẻ thỉnh thoảng cũng có bất đồng nhưng hiếm khi xảy ra tranh cãi nên bố mẹ chưa từng phải làm trọng tài để phân xử bao giờ. Tình cảm anh chị em trong nhà quấn quýt đến mức khi mẹ vào Sài Gòn mang theo cậu em Đăng Khoa (2 tuổi), cậu anh Văn Minh (14 tuổi) chỉ có ước mơ duy nhất là “bay vào hôn em một cái rồi về lại Nghệ An cũng được”. Thấy các anh chị lớn chăm sóc các em nhỏ, cô em Quỳnh Như (9 tuổi) cũng đòi tắm cho các em, rồi làm việc nhà đỡ đần các anh chị.

cuoc-song-ron-tieng-cuoi-trong-gia-dinh-nghe-an-co-15-con-1

Quen với việc chăm em ở nhà nên cô con gái thứ 4 hiện 18 tuổi Hoàng Lan không gặp khó khăn gì khi nuôi mẹ tại bệnh viện Từ Dũ – Ảnh: Kim Anh.

Hàng ngày, các anh chị lớn kèm các em học bài. Buổi tối, bọn trẻ tự chơi với nhau rồi lăn ra ngủ. Em bé thì được ngủ cùng bố mẹ, còn lại các anh em trai tự ngủ trong một phòng, các em chị em gái thì sang một phòng khác.

Nói về chuyện học hành của các con, anh Thịnh cho biết vợ chồng anh không phải nhắc các con học, bọn trẻ đã tự bảo ban nhau rồi. Anh cũng không ép con phải học theo ý mình mà luôn hỗ trợ ở mức tốt nhất. Trừ cậu con cả mất sớm, hai cô con gái lớn đều học xong đại học, cô thứ ba du học Mỹ rồi lấy chồng ở Mỹ luôn. Cô thứ tư Hoàng Lan vừa tốt nghiệp cấp ba cũng đang được cha mẹ chuẩn bị cho đi du học.

“Mình may mắn sinh nhiều con nhưng có kinh tế để lo cho con”, anh Thịnh vẫn nhiều lần nói với vợ như thế. Hiểu được những vất vả của người vợ hơn chục lần mang nặng đẻ đau, dù đang làm việc tại TP HCM nhưng anh Thịnh luôn cố gắng sắp xếp để hàng tuần về nhà, chia đều thời gian ở trong Nam và ngoài Bắc. Những ngày chị nằm Bệnh viện Từ Dũ sau sinh, anh cố gắng đi làm về sớm hơn để có nhiều thời gian bên chị.

Kim Anh/VnExpress

BÌNH LUẬN