Với cuộc sống công nghiệp hoá hiện nay, mọi người đều bận rộn, việc sử dụng thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian, ít vận động do “internet hoá” đang ngày càng hình thành thói quen “xấu”, có hại cho sức khoẻ, dễ gây rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì. Đây là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra những bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp… Ba sát thủ thầm lặng đó là tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu. Trung bình cứ ba người tử vong thì một người do biến chứng mỡ máu cao; 10 người đột quỵ thì tám người mỡ máu cao. Vậy bạn biết gì về Cholesterol?

 

Cholesterol là chất béo steroid mềm, vàng nhạt giống sáp, được tạo ra khoảng 80% tại gan (nội sinh) và khoảng 20% từ thức ăn hàng ngày (ngoại sinh). Là thành phần có trong hầu hết các tế bào của cơ thể với chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, tái tạo tế bào, hoạt động của sợi thần kinh, sản xuất một số hormone sinh dục tetosterol, ostrerol, thượng thận… và một số vitamin cần thiết: A, D, E, K… giúp phản ứng chuyển hoá của cơ thể và tiêu hoá thức ăn.

Ở người bình thường, lượng cholesterol được giữ hằng định để thực hiện tích cực các vai trò trên. Cholesterol không hoà tan trong máu, vì thế khi lưu thông trong máu phải đuợc bao quanh bởi lớp áo protein kết hợp thành lipoprotein. Có hai loại chính:

  • LDLC (Low density lipoprotein cholesterol) “xấu” chính là tên sát thủ thầm lặng. Nếu cao trong máu (dư thừa) sẽ tích tụ ở thành mạch theo thời gian sẽ lắng đọng cùng Ca, Photpho, cùng kết tập tiểu cầu và các mảnh vụn vỡ dính vào nơi có cholesterol lắng đọng gây xơ cứng mạch máu, làm hẹp lòng mạch máu gây giảm lượng máu và O² đến các “cơ quan đích” hoặc nặng hơn gây tắc hoàn toàn hoặc có thể vỡ mạch máu đột ngột…
  • HDLC (High density lipoprotein cholesterol) là cholesterol “tốt” chiếm khoảng 25-30%. Cholesterol toàn phần là người lao động cần mẫn dọn dẹp làm sạch thành động mạch: HDLC lấy cholesterol ra khỏi máu trở về gan, thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Lấy cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch; ức chế sự hoạt hoá tiểu cầu, tăng cường sự tạo thành, loãng xương và vô sinh liên quan trực tiếp đến lượng cholesterol cao.
  • Nếu cholesterol thấp kéo dài (phụ thuộc tuổi, giới) sẽ gây rối loạn hoạt động tế bào thần kinh, sinh dục… tăng một số bệnh K như trực tràng, tuỵ, thận, bàng quang… đôi khi liên quan đến chứng lo âu, trầm cảm, sinh non ở phụ nữ có thai.

 

Cholesterol bao nhiêu là cao?

Có thể theo dõi lượng cholesterol bằng xét nghiệm máu ở các phòng xét nghiệm sau nhịn ăn 8-12h. Theo AHA (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ) đã ra khuyến cáo đối với người lớn hơn 20 tuổi nên kiểm ra chỉ số cholesterol khoảng 5 năm/ lần. Nếu có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường… thì kiểm tra thuờng xuyên hơn. Bốn chỉ số cần quan tâm gồm:

 

 

Nguyên nhân tăng cholesterol

Chỉ với xét nghiệm đơn giản trên chúng ta có thể biết được con số cụ thể của bản thân, từ đó sẽ có biện pháp điều chỉnh cuộc sống sinh hoạt, khẩu phần ăn phù hợp, điều trị cụ thể nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Mức cholesterol phụ thuộc:

  • Yếu tố di truyền (tiền sử gia đình).
  • Lối sống tĩnh tại.
  • Tuổi (Nam 45 và Nữ 55: sau tuổi mãn kinh giảm estrogen sẽ gây tăng cholesterol…)
  • Thiếu luyện tập thừa cân, béo phì…
  • Các bệnh lý đi kèm: đái tháo đường, suy thận mãn, tăng huyết áp…
  • Những thói quen “xấu”: sử dụng chất kích thích rượu bia, đồ uống có gas, cồn.
  • Stress từ áp lực cuộc sống, hút thuốc lá…

Triệu chứng tăng cholesterol

  • Giai đoạn đầu: âm thầm, không triệu chứng rõ ràng làm người bệnh chủ quan – chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ.
  • Giai đoạn sau: xơ vữa động mạch. Các mảng bám làm hẹp lòng động mạch tới mắt, não, thận, chi… gây triệu chứng:

– Tim: đau thắt ngực (do giảm cung cấp O2 cho cơ tim), nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp.

– Não: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thường xuyên.

– Động mạch ngoại biên: đau cách, tê bì tay chân.

Xanthoma ban vàng dưới da (sự tích tụ chất có màu vàng của cholesterol ở dưới da): thấy ở mi mắt, mặt, khuỷ tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực… to gần bằng đầu ngón tay là những nốt phồng nhỏ, bóng không có cảm giác đau, ngứa…

 

Cholesterol cao gây bệnh gì?

  • Xơ vữa mạch máu: đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: do giảm máu nuôi dưỡng ở các chi có thể gây hoại tử khô.
  • Tăng huyết áp: mạch máu xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu, tăng gắng sức cho tim sẽ gây suy tim, tai biến mạch máu não, giảm thị lực có thể gây mù, nhồi máu cơ tim…
  • Sỏi mật: cholesterol chiếm 80% trường hợp bị sỏi mật, do tăng cholesterol.
  • Tắc mạch máu ruột.
  • Xơ gan, ung thư gan.
  • Giảm chức năng thận, suy thận.
  • Tăng nguy cơ đái tháo đường.

 

Điều trị mỡ máu cơ

Mỗi 1 mmol/l cao hơn gây 35% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và 25% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và những bệnh lý hoặc phòng ngừa thứ phát ngay bây giờ không muộn. Nam giới béo phì cần khám sức khoẻ định kì tổng quát khoảng 6 tháng/ lần nếu không điều trị sớm sẽ gây rối loạn cương dương, mất cân bằng nội tiết tố, tinh hoàn yếu, tinh dịch bất thường có thể gây vô sinh. Cố gắng giữ BMI (Body mass index) khoảng 19-23 (= P (kg)/h2 (m)) hợp lí.

Biện pháp không dùng thuốc

Thay đổi lối sống sinh hoạt: từ bỏ những thói quen có hại, thức ăn fast food.

  • Tập thể dục làm tăng cholesterol tốt: 30 – 60’/ ngày tăng dần (đi bộ, yoga, nhảy zumba…) hoặc bất kì môn thể thao nào giúp bạn vận động và tăng tiêu hao năng lượng, mỡ dư thừa trong cơ thể.
  • Không ngồi lâu quá một chỗ: Vận động 3-5’ sau mỗi giờ làm việc. Đi thang bộ nếu có thể, hơn là đi thang máy. Nguyên tắc 10.000 bước chân/ ngày (pedomet là dụng cụ đếm bước chân).
  • Ngưng sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá sớm nhất có thể.
  • Chế độ ăn: nhiều rau xanh và chất xơ, trái cây tươi. Để giảm cholesterol/ máu chỉ cung cấp < 30% calo từ chất béo không > 200 mg cholesterol/ ngày. Nên ăn những sản phẩm từ đậu hũ (1-3 lần/ tuần) và ăn cá có nhiều Omega 3. Acid béo không bão hoà làm giảm mỡ máu và tăng tính đàn hồi mạch máu 1-3 lần/ tuần. Ăn các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, vừng, đậu phộng có sterocid khống chế hấp thu cholesterol. Nên dùng dầu thực vật thay mỡ động vật. Giảm các loại thịt đỏ (heo, bò bê…) bằng thực phẩm thịt trắng (gà, tôm, cá…). Nạp đủ axit foric (khoảng 400 mg) qua các thực phẩm: rau chân vịt, mầm lúa mới, nước ép cam… cân bằng homosysterin, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ăn tiệm cholesterol cao gấp 2 lần ăn ở nhà. Có thể ăn trứng 1 – 3 quả/tuần (1 quả trứng bằng 213 mg cholesterol/ ngày).

 

Thuốc

Ức chế quá trình tổng hợp cholesterol của cơ thể, vì thế sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng làm cho bệnh nhân mệt mỏi. Tác dụng phụ của thuốc thường do tiêu huỷ cơ vân, đau khớp, chóng mặt…

 

Nguyên tắc

Điều trị theo loại rối loạn mỡ máu, điều trị theo nguyên nhân, theo dõi thường xuyên, đáp ứng điều trị. Thiết lập mục tiêu cho cá nhân mỗi người (< 100 LDLC và nếu nguy cơ cao thì < 70 LDLC). Đôi khi phải kết hợp nhiều nhóm thuốc.

Để giảm mỡ máu từ từ một cách an toàn, hiệu quả phải kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp, thuốc dùng đúng chỉ định và theo dõi tác dụng phụ của thuốc cùng kết quả xét nghiệm tại những cơ sở y tế có uy tín.

BS CKII Trần Thị Thuý Hằng

Nguyên BS Khoa Tim mạch BV Chợ Rẫy

Trưởng khoa Tim mạch BV Bưu Điện

Theo Tạp chí Sức khỏe 

 

BÌNH LUẬN