Cô cho rằng khi làm như thế, đứa trẻ sẽ có cảm giác chúng đang hành động là sai và chúng phải cảm thấy xấu hổ.

Là một biên tập viên, niềm đam mê của Rebecca Brown còn dành cho con. Trong quá trình chăm sóc, tương tác và giáo dục con, Rebecca rút ra được nhiều bài học. Cô chia sẻ lại trong các bài viết của mình để cùng mọi người “làm bạn với con”. Bài viết gần đây của Rebecca đăng trên Popsugar về điều cô không bao giờ nói với con khi con đang buồn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. 

Dưới đây là bài viết của Rebecca Brown

Là một người trưởng thành từng phải đối mặt với các cơn hoảng loạn và lo lắng, tôi có thể khẳng định rằng một trong những cách kém hiệu quả nhất mà mọi người thường nói với tôi là: “Bình tĩnh lại”. Mặc dù nó đến với một ý tốt/người tốt, tôi vẫn thấy nó vô dụng. Nó giống như một dấu hiệu cho thấy rằng có điều gì đó không ổn và tôi chẳng những đang gặp rắc rối mà ai đó còn nhận ra được. Và tôi cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình.

Vì thế, khi tôi biết Tiến sĩ Erina White, một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Boston, đưa ra quan điểm về việc tránh sử dụng từ “bình tĩnh” với trẻ, tôi đã ngay lập tức quan tâm. Tôi tìm đến cô để tìm hiểu lý do tại sao việc nói như vậy với trẻ có thể không hiệu quả và thay vào đó cha mẹ nên làm gì .

“Thông thường, ai đó nói ‘bình tĩnh lại’ là một tín hiệu SOS, giống như: ‘Làm ơn dừng lại, tôi không thể chịu đựng được nữa’. Nó trở thành một sự thừa nhận rằng bất cứ điều gì người khác cảm thấy hoặc đang làm là thái quá và đó có thể là một thông điệp khó tiếp nhận với trẻ”, White giải thích.

Bà mẹ không bao giờ nói bình tĩnh đi khi con cáu giận

Làm gì khi trẻ buồn bã, cáu giận?

Tiến sĩ White khuyên cha mẹ đưa ra những câu hỏi để hiểu hơn về cảm xúc của con. Chẳng hạn: “Con đang cảm thấy như thế nào?”, “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”, “Chúng ta có thể làm gì để mọi chuyện tốt hơn” hoặc “Bố/mẹ có thể làm gì bây giờ, hãy cho bố/mẹ biết khi nào con sẵn sàng vui vẻ trở lại?”.

Bố mẹ nên cố gắng giúp con điều tiết cảm xúc

Cảm xúc là những thứ khó xử lý ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu cha mẹ có thể thành công trong việc giúp con hiểu được cảm xúc của mình, đó là một thành tựu lớn. “Điều tiết cảm xúc là học cách điều hướng cảm xúc của bạn để chúng được thể hiện hiệu quả vào đúng thời điểm”, White giải thích. “Chúng ta cùng nói về ví dụ một em bé bị em trai giành mất đồ chơi. Cô bé thể hiện sự giận dữ bằng cách đánh lại em hoặc yêu cầu bố mẹ giúp đỡ. Kết quả của việc đầu tiên là cảm xúc khó chịu. Giúp con lấy lại đồ chơi và một cây kem để xử lý tình huống là cách hiệu quả”.

Tương tự, có thể áp dụng cách này cho một đứa trẻ đang trải qua lo lắng. “Một em bé lo lắng về việc đi học có thể bị khủng hoảng, từ chối đến trường và trở nên sợ hãi hơn vì bé cho phép nỗi sợ chiến thắng. Hãy cho trẻ đi học với số thời gian tăng dần mỗi ngày”, White nói. Đó là cách mà cha mẹ có thể thừa nhận cảm xúc của con.

Khi nào bạn nên bắt đầu làm theo những lời khuyên trên?

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu khám phá cảm xúc của con bạn. “Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên thừa nhận cảm xúc của con thường xuyên nhất có thể”, White gợi ý. Hãy thử nói những câu như: “Có vẻ điều này khiến con bị tổn thương”, “Ở đây con có vẻ buồn” và “Việc em đẩy con khiến con thực sự tức giận”…

Có rất nhiều cơ hội để trẻ thực hành các hành vi mới. “Những đứa trẻ đang hành động để khám phá cảm xúc của chúng và khiến chúng hoạt động hiệu quả. Một số trẻ sẽ tự nhiên tiếp thu những kỹ năng này hơn người khác”, tiến sĩ nhấn mạnh. Và vì thế, chúng ta không cần phải cảm thấy tồi tệ khi con đang cố gắng phát triển khả năng này. Tiến sĩ kết thúc những chia sẻ của mình bằng câu nói hài hước: “Và nhân tiện, hầu hết người lớn đều không làm chủ được việc điều tiết cảm xúc”.

Hà Nhi 

Theo Ngoisao.net

BÌNH LUẬN