Bởi trường học của lũ trẻ không có chế độ ăn trưa hay căn tin nên chị An Nguyễn đã chuẩn bị các hộp cơm cho con mang đi học.

Chị An Nguyễn (hiện sinh sống ở Nhật Bản) có hai con trai là Hoikun (13 tuổi) và Simba (7 tuổi) đang ở độ tuổi đi học. Công việc thường ngày của chị là nội trợ. Mỗi ngày, chị thường chuẩn bị các hộp cơm Bento cho các con mang đến trường ăn trưa.

Chị An Nguyễn (hiện sinh sống ở Nhật Bản) có hai con trai là Hoikun (13 tuổi) và Simba (7 tuổi) đang ở độ tuổi đi học. Công việc thường ngày của chị là nội trợ. Mỗi ngày, chị thường chuẩn bị các hộp cơm Bento cho con mang đến trường ăn trưa.

Chị An bắt đầu làm việc này từ 10 năm trước, khi bé Hoikun vào học mẫu giáo và đến nay là bé út. Trường học của lũ trẻ không có chế độ ăn trưa hay căn tin, bữa trưa lại là bữa ăn quan trọng nên chị An đã tự nấu ăn cho các con.

Chị An bắt đầu làm việc này từ 10 năm trước, khi bé Hoikun vào học mẫu giáo và đến nay là bé út Simba. Bởi trường học của lũ trẻ không có chế độ ăn trưa hay căn tin, bữa trưa lại là bữa ăn quan trọng nên chị An đã tự nấu ăn cho các con.

Bento là có nghĩa là hộp cơm nhỏ, tiện lợi cho việc mang theo để ăn trưa tại trường học, công sở hay khi đi ra ngoài cả ngày. Khác với các hộp cơm Bento truyền thống, những hộp cơm chị An làm hàng ngày có thực đơn linh hoạt theo sở thích ăn uống mà vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng.

Bento là có nghĩa là hộp cơm nhỏ, tiện lợi cho việc mang theo để ăn trưa tại trường học, công sở hay khi đi ra ngoài cả ngày. Khác với các hộp cơm Bento truyền thống, những hộp cơm chị An làm hàng ngày có thực đơn linh hoạt theo sở thích ăn uống mà vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng.

Các hộp cơm bà mẹ này chuẩn bị cho con đảm bảo tiêu chí có những thứ lấy từ biển cả lên và những thứ lấy trên đất liền  câu nói của thầy hiệu trường trường học Tomoe trong câu chuyện Tottochan - cô bé ngồi bên cửa số. Tức là một hộp cơm chị thường chuẩn bị: cơm, thịt/gà/bò/heo/trứng, rau và cá/tôm/hải sản khác. 

Các hộp cơm bà mẹ này chuẩn bị cho con phải đảm bảo tiêu chí có ‘những thứ lấy từ biển cả lên và những thứ lấy trên đất liền’  – câu nói của thầy hiệu trường trường học Tomoe trong câu chuyện Tottochan – cô bé ngồi bên cửa sổ. Tức là một hộp cơm chị thường chuẩn bị: cơm, thịt/gà/bò/heo/trứng, rau và cá/tôm/hải sản khác.

Trước khi nấu nướng, chị thường hỏi trước ý kiến các con về món ăn mong muốn rồi dựa vào đó chuẩn bị nguyên liệu và chế biến. Nếu trong tủ lạnh không có nguyên liệu cho món đó, chị sẽ thương lượng với con để thay đổi thực đơn.

Trước khi nấu nướng, chị thường hỏi trước ý kiến các con về món ăn mong muốn rồi dựa vào đó chuẩn bị nguyên liệu và chế biến. Nếu trong tủ lạnh không có nguyên liệu cho món đó, chị sẽ ‘thương lượng’ với con để thay đổi thực đơn.

Các bé nhà chị An hầu như không kén ăn, chỉ không thích cà chua. Vì vậy, để giúp con tập ăn, chị thường cùng các bé chơi một trò chơi nhỏ, đó là cả nhà cùng nhau thi ăn món mình không thích. Tuy nhiên, chị không ép con quá.

Các bé nhà chị An hầu như không kén ăn, chỉ không thích cà chua. Vì vậy, để giúp con tập ăn, chị thường cùng các bé chơi một trò chơi nhỏ. Đó là cả nhà cùng nhau thi ăn món mình không thích. Tuy nhiên, chị không ép con quá.

Mỗi ngày, mẹ hai con sẽ thực dậy sớm để đi chợ mua thực phẩm. Chị đị chợ 2,3 lần/tuần. Trước khi đi chợ, chị đã lên sẵn danh sách thực đơn để mua đồ. Về nhà, chị dành 45-60 phút để sơ chế thành các món khác nhau, chia thành các phần vừa vặn cho một bữa ăn và cất riêng từng phần. Chính nhờ vậy, mỗi ngày, chị chỉ mất khoảng 15-20 phút để chia các phần nhỏ đó ra chế biến nhanh, sắp xếp và trang trí vào hộp. 

Mỗi ngày, mẹ hai con sẽ thức dậy sớm để đi chợ mua thực phẩm. Chị đị chợ 2-3 lần/tuần. Trước khi đi chợ, chị An sẽ lên sẵn danh sách thực đơn để mua đồ. Về nhà, chị dành 45-60 phút để sơ chế thành các món khác nhau, chia thành các phần vừa vặn cho một bữa ăn và cất riêng từng phần. Chính nhờ vậy, mỗi ngày, chị chỉ mất khoảng 15-20 phút để chia các phần nhỏ đó ra chế biến nhanh, sắp xếp và trang trí vào hộp.

Đặc trưng của hộp cơm Bento này là ăn nguội. Vì vậy, chị An luôn chú ý hạn chế các món nước, súp. Nếu có thì sẽ để riêng trong bình giữ nhiệt. Các món ăn cần được chuẩn bị phong phú và trình bày bắt mắt để cơm dù nguội cũng vẫn hấp dẫn người ăn. Chi phí cho mỗi hộp cơm đủ dinh dưỡng thường khoảng 400-600 yên Nhật.

Đặc trưng của hộp cơm Bento này là ăn nguội. Vì vậy, chị An luôn chú ý hạn chế các món nước, súp. Nếu có thì sẽ để riêng trong bình giữ nhiệt. Các món ăn cần được chuẩn bị phong phú và trình bày bắt mắt để cơm dù nguội cũng vẫn hấp dẫn người ăn. Chi phí cho mỗi hộp cơm đủ dinh dưỡng khoảng 400-600 yên Nhật.

Đối với chị An, việc chuẩn bị hộp cơm cho các con mỗi ngày là niềm vui. Trong suy nghĩ của chị, mỗi hộp cơm đều chứa đựng tình cảm, là sự trao đi và nhận lại yêu thương giữa chị và các con. 

Đối với chị An, việc chuẩn bị hộp cơm cho các con mỗi ngày là niềm vui. Mỗi hộp cơm đều chứa đựng tình cảm, là sự trao đi và nhận lại yêu thương giữa chị và các con.

Chị An cảm thấy vui khi nghĩ đến lúc con mở hộp cơm sẽ là khám phá ra một bí mật nhỏ. Bởi mỗi lần chị làm xong, chị sẽ bỏ hộp cơm vào túi mà không để cho các con biết trước bữa trưa đã được chuẩn bị thế nào. Lũ trẻ khi được thưởng thức cơm mẹ nấu đều tỏ ra hào hứng, thậm chí còn khoe bạn bè. Hai cậu bé Hoikun và Samba còn thường xuyên dành cho mẹ những lời khen có cánh. 

Chị An cảm thấy vui khi nghĩ đến lúc con mở hộp cơm sẽ khám phá ra một bí mật nhỏ. Bởi mỗi lần chị làm xong, chị sẽ bỏ hộp cơm vào túi ngay mà không để cho các con biết trước bữa trưa đã được chuẩn bị thế nào. Các con của chị khi được thưởng thức cơm mẹ nấu đều tỏ ra hào hứng, thậm chí còn khoe bạn bè. Hai cậu bé Hoikun và Simba còn thường xuyên dành cho mẹ những lời khen ‘có cánh’.

Dĩnh Anh

Theo Ngôi Sao

BÌNH LUẬN