Theo thống kê từ đội ngũ khảo sát của phía doanh nghiệp, tại 7 tỉnh thành Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Phú Yên và Bình Định có 38 chợ có các quầy sạp đang bán loại bột ngọt lậu “ba không” của Thái. Theo đó cơ quan chức năng đã thu giữ khoảng 540kg bột ngọt “3 không” đang được bày bán tràn lan tại các khu vực chợ của các tỉnh thành này.

Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, loại bột ngọt này được nhập lậu vào VN qua đường biên giới với Lào tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) và cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) rồi được chuyển vào theo các tuyến xe khách về Huế, Quảng Trị… rồi phân phối về các chợ. Điều đáng nói, loại hàng không rõ nguồn gốc này, được nhập lậu qua đường biên giới lại chiếm tới 50% – 70% thị phần tại hầu hết các chợ thuộc nhiều tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Phú Yên, Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng…

Vào thời điểm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở nên nhức nhối, có quá nhiều sản phẩm đánh lừa cảm quan người dùng bằng màu sắc, sự bắt  mắt, hay hương vị…, thì việc đánh giá chất lượng theo vị giác lại chính là yếu tố chứa đựng nhiều nguy cơ. Đặc biệt, những thói quen tiêu dùng chỉ dựa vào cảm quan mà bỏ qua các yếu tố mang tính bắt buộc theo quy định của Nhà nước (không dán nhãn nhập khẩu, không ghi thời hạn sử dụng, không công bố chất lượng hàng hoá – “ba không”). Hiện chưa có những đánh giá chính thức về loại sản phẩm gia vị này về mức độ an toàn và chất lượng nhưng theo một kết quả kiểm định mới đây của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM từ hai mẫu bột ngọt “cái muôi” dài 43rd và Chùa vàng, thì hàm lượng monosodium glutamat (người Việt quen gọi là bột ngọt) lần lượt đạt 98,2% và 98,7%; trong khi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1459:2008, chất chính monosodium glutamat phải cao hơn 99% mới được xem là bột ngọt. Đó là chưa kiểm định đến những gói sản phẩm bột ngọt “cái muôi” dài bị sang chiết, trộn… được bày bán la liệt tại các chợ An Cựu, Đông Ba, Tây Lộc, Bến Ngự, Phú Bài (Huế); Lao Bảo, Mỹ Chánh, Đông Hà, Quảng Trị (Quảng trị)…

Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng quá trình san chiết bột ngọt bằng phương pháp thủ công sẽ không bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, với những loại bột ngọt không rõ nguồn gốc nếu sử dụng hằng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều loại bệnh khác

Uy Vũ

Theo GDVN

BÌNH LUẬN