Với tình hình biến đổi khí hậu, những ngày hè nóng bức ở nước ta đã trở thành nỗi ám ảnh, đặc biệt với những ngôi nhà trong đô thị vốn hạn chế về diện tích, thiếu thông thoáng…

Về cơ bản, ngôi nhà bị nóng hay không được quyết định bởi ba yếu tố từ môi trường: nhiệt độ, độ ẩm không khí và tốc độ gió. Vì thế, nếu ngôi nhà hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu chóng nóng ngay từ khâu thiết kế – thi công, việc áp dụng các phải pháp “chữa cháy” phải tác động vào cả ba yếu tố này. Phổ biến nhất là mang thêm thiên nhiên, mặt nước vào nhà, cải thiện thông gió, hay sử dụng vật liệu thông minh…

Với cách mang thiên nhiên vào nhà, hoặc thêm mặt nước để làm mát – một khó khăn lớn ngay lập tức được đặt ra là thiếu hụt không gian. Tuy nhiên, đây cũng là tiền đề cho sự xuất hiện của giải pháp vườn đứng hoặc các hệ khung, giàn tiện lợi cho tường dây leo. Hệ lam che nắng kết hợp làm giàn cho dây leo đang là một giải pháp được nhiều người lựa chọn. Có thể tham khảo qua dòng sản phẩm Shading plank (tấm lam che) từ chất liệu smartwood của SCG để có một ví dụ tham khảo. Những hệ lam – giàn leo hiện nay được thi công đơn giản, dễ lắp đặt thêm vào công trình hiện hữu, đồng thời còn tạo ra vẻ hiện đại cho ngôi nhà.

Hệ lam Shading plank

Cũng có thể can thiệp để tăng cường khả năng thông gió, làm mát cho ngôi nhà bằng một số loại tấm trần đặc biệt. Các tấm này cho phép phần không khí bị nung nóng giữa mái và trần thoát ra ngoài. “Trần thông gió” là một thuật ngữ mới xuất hiện và gây chú ý trong thời gian gần đây.

Việc ứng dụng các công nghệ mới, tạo ra các vật liệu thông minh cũng góp phần giảm nóng cho ngôi nhà. Một yếu tố hầu như có mặt trong mọi ngôi nhà là sơn nước. Tuy nhiên, tác dụng của từng sản phẩm sơn nước, cụ thể là sơn ngoại thất, trong chống nóng cũng không giống nhau. Ví dụ như công nghệ làm mát (KeepCoolTM) có trong dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield có thể khiến nhiệt độ bên ngoài tường giảm đến 50C so với các loại sơn thông thường cùng màu. Góp phần vào giảm năng lượng sử dụng cho điều hòa. Không chỉ tham gia vào chống nóng, công nghệ mới còn cho ra đời các dòng sơn có khả năng chống kiềm hóa, chống phai màu, chống bám bẩn, phản xạ tia UV…


Một trong những công trình sử dụng sơn ngoại thất của AkzoNobel

Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung bên trong tường, dưới mái nhà những vật liệu cách nhiệt thông minh khác. Tấm cách nhiệt lót dưới mái nhà, bông cách nhiệt cho trần, vách có khả năng phản xạ nhiệt bức xạ hấp thụ vào nhà. Các vật liệu này có lớp lá nhôm giúp phản xạ nhiệt, phần nhựa tăng độ bền chắc, chống hơi nước ngưng tụ và chống cháy lan… Hiện nay các tấm cách nhiệt dưới mái đang được ưa chuộng vì dễ lắp đặt, ít làm ảnh hưởng đến kiến trúc, nội thất căn nhà, ví dụ như tấm cách nhiệt và bông cách nhiệt cho trần SCG Staycool.

Giải pháp tạo thêm vỏ bao che

Nếu điều kiện cho phép, cũng có thể tạo thêm một lớp “vỏ” bao che căn nhà, như phủ sơn cách nhiệt lên mái, treo thêm mành sáo, mái hiên di động, mái đua hoặc hệ lam che nắng… nhưng việc làm này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để vừa giảm bớt cái nóng mùa hè, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà!

Minh Khang

Theo Tạp chí Nhà Đẹp

BÌNH LUẬN