Năm 1908, Giáo sư Kikunae Ikeda của trường Đại học Hoàng gia Tokyo khám phá ra rằng glutamate, một trong hơn 20 axit amin tồn tại phổ biến trong các loại thực phẩm như thịt, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau củ quả…, có khả năng mang lại vị ngon đặc trưng mà người Nhật gọi là vị “umami”, còn người Việt Nam biết đến dưới cái tên “vị ngọt thịt” quen thuộc. Sau khám phá này, ông đã phát minh ra gia vị bột ngọt với thành phần chính là glutamate tinh khiết vào năm 1909. Ngày nay, bột ngọt được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia khác nhau, giúp làm tăng vị umami, vị ngon của món ăn, của thực phẩm trên quy mô công nghiệp cũng như tại gia đình.

Các tổ chức Y tế Và sức khỏe hàng đầu trên thế giới đã xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng còn băn khoăn về cách thức sử dụng bột ngọt. Tuy nhiên, những thông tin sau đây sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng loại gia vị này:

Thứ nhất, bột ngọt là gia vị không màu, không mùi nên có thể thích hợp với nhiều cách thức chế biến món ăn khác nhau như xào, chiên, nấu…cho đến sử dụng trong pha các loại nước chấm.

Thứ hai, bột ngọt có thể được nêm vào mọi thời điểm trong quá trình chế biến Nhiệt độ nấu nướng thường không vượt quá 250°C. Các dữ liệu khoa học cho thấy trong khoảng nhiệt độ nấu ăn thông thường đảm bảo an toàn cho thực phẩm kể trên, bột ngọt không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, bột ngọt có thể được nêm nếm vào bất kỳ thời điểm nào để tạo hiệu quả cao nhất cho món ăn.

Cụ thể, với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho…), nên nêm gia vị 2 lần. Lần 1: tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị umami tự nhiên của nguyên liệu. Lần 2: nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn. Với các món có nước (canh, súp, hầm…), nên nêm gia vị lúc gần bắc ra để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn.

Hoàng Thị Tín – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 1

BÌNH LUẬN