Tại một số chợ tại Đồng Nai trong tháng 8 vừa qua, Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) một số cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm. Thực tế, tình trạng bán bột ngọt bao gói lẻ không nhãn mác, không hạn sử dụng đã tinh vi hơn khi các chủ hàng cất kín các bao lớn 25 kg mà chỉ đưa ra khi có khách tới mua để tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Một số đặc điểm để phân biệt bột ngọt giả là các mép túi bột ngọt giả bao gói không sắc nét, hạn sử dụng không rõ ràng hoặc không có, túi có bọt khí vì đóng gói thủ công, có màu trắng đục hơn
Một số chủ quán hàng ăn vỉa hè cho biết, loại bột ngọt này có vị ngọt đậm, tiết kiệm hơn dùng bột ngọt của các hãng có thương hiệu trên thị trường do các cửa hàng tự đóng gói và được người bán khoác lên đủ thứ nhãn mác từ các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia… đến những hàng có tên tuổi như: Vedan, Ajinomoto, Miwon… Tuy loại bột ngọt này không được bày bán công khai nhưng khách hàng sẽ dễ dàng mua với số lượng lớn nếu hỏi đúng người bán
Trong văn bản ngày 24-6-2010 gửi chi cục QLTT các tỉnh nhằm ngăn chặn sự chiếm lĩnh của các mặt hàng bột ngọt nhập lậu, TP, Cục QLTT- Bộ Công Thương đã phải yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hóa đơn, chứng từ hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa nhằm ngăn chặn bột ngọt lậu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nền sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, gần một tháng sau thời điểm Cục QLTT có văn bản đẩy mạnh công tác kiểm tra, đến nay, theo khảo sát của nhóm phóng viên, sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc này vẫn bán tràn lan tại các chợ ở các tỉnh nêu trên mà không thấy bóng dáng của cơ quan chức năng
Vào thời điểm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở nên nhức nhối, có quá nhiều sản phẩm đánh lừa cảm quan người dùng bằng màu sắc, sự bắt mắt, hay hương vị…, thì việc đánh giá chất lượng theo vị giác lại chính là yếu tố chứa đựng nhiều nguy cơ. Đặc biệt, những thói quen tiêu dùng chỉ dựa vào cảm quan mà bỏ qua các yếu tố mang tính bắt buộc theo quy định của Nhà nước (không dán nhãn nhập khẩu, không ghi thời hạn sử dụng, không công bố chất lượng hàng hoá – “ba không”). Hiện chưa có những đánh giá chính thức về loại sản phẩm gia vị này về mức độ an toàn và chất lượng nhưng theo một kết quả kiểm định mới đây của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM từ hai mẫu bột ngọt “cái muôi” dài 43rd và Chùa vàng, thì hàm lượng monosodium glutamat (người Việt quen gọi là bột ngọt) lần lượt đạt 98,2% và 98,7%; trong khi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1459:2008, chất chính monosodium glutamat phải cao hơn 99% mới được xem là bột ngọt. Đó là chưa kiểm định đến những gói sản phẩm bột ngọt “cái muôi” dài bị sang chiết, trộn… được bày bán la liệt tại các chợ An Cựu, Đông Ba, Tây Lộc, Bến Ngự, Phú Bài (Huế); Lao Bảo, Mỹ Chánh, Đông Hà, Quảng Trị (Quảng trị)…Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng quá trình san chiết bột ngọt bằng phương pháp thủ công sẽ không bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, với những loại bột ngọt không rõ nguồn gốc nếu sử dụng hằng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều loại bệnh khác
Uy Vũ
Theo GDVN