Sữa đậu nành là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa dễ chế biến tại nhà.

Sữa đậu được xem là một trong những loại thức uống dinh dưỡng, phổ biến nhất là sữa đậu nành, sữa đậu xanh và sữa đậu phộng. Dù uống lạnh hay nóng, mỗi loại đều có vị ngon riêng. Và nếu muốn thưởng thức vị thơm mát của đậu nành hòa với vị bùi của đậu xanh và cái béo của đậu phộng, bạn cũng có thể hòa chúng lại với nhau.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu, sữa đậu xanh, thành phần sữa đậu nành, cách chế biến sữa đậu nành, lợi ích của sữa đậu nành
Chuyên gia dinh dưỡng ví sữa đậu nành như sữa bò vì hàm lượng protein gần như tương đương.

 

>> Bạn có biết: Chuyên gia dinh dưỡng ví thức uống này như sữa bò vì hàm lượng protein gần như tương đương. Cứ 100ml sữa đậu nành lạt (không đường) cung cấp cho cơ thể 58,3% kcal, 3,6g protein, 2g đường tự nhiên, 0,27g chất béo bão hòa và 0,8g chất xơ.

Ngoài việc cung cấp lượng lớn protein, trong sữa đậu nành còn chứa đến 8 loại a-xít amin quan trọng thiết yếu cho cơ thể. A-xít béo không no trong đậu nành còn có tác dụng đề phòng sự tích tụ mỡ trong cơ thể và làm cho da mặt bạn luôn sáng đẹp, mịn màng. Đồng thời, lượng vitamin B1 còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và phù thũng ở tuổi già.

Nếu dễ bị đau bụng sau khi uống sữa bò do cơ thể không hấp thu được lactose, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành. Loại thức uống này rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch vì hàm lượng chất béo bão hòa rất ít.

Uống sữa đậu nành hằng ngày còn giúp bạn giảm được cholesterol trong máu và hạ được huyết áp. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng đề phòng xơ cứng động mạch ở những người cao tuổi.

Nguyên liệu chính của sữa đậu nành là đậu nành và nước. Đậu nành giàu dinh dưỡng, chứa vitamin B1, B2, B12, C, PP, beta-carotene, can-xi, sắt, phốt-pho, glycocid và các chất xơ. Trong đậu nành có chứa nhiều protid, a-xít amin cần thiết cho cơ thể, giúp kích thích thần kinh não phát triển, đồng thời làm tăng trí nhớ, giảm lượng cholesterol trong máu, thúc đẩy sự phát triển và điều chỉnh sự mất can-xi ở xương.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, người già xương đang bị xốp đi và người thiếu máu do thiếu sắt cũng nên thường xuyên ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Ngoài sữa đậu nành, bạn còn có nhiều cách để thưởng thức đậu nành. Khi đậu nành còn non (vỏ xanh), đem luộc chín cả vỏ, bóc hạt ăn vừa thơm vừa bùi. Bạn cũng có thể dùng đậu nành non còn nguyên vỏ để trộn salad hoặc hầm cùng với sườn non…

Theo tạp chí sức khỏe

BÌNH LUẬN