Theo một số báo trong nước, người được lợi nhất trong những cuộc giải cứu thịt lợn không phải người chăn nuôi mà là các thương lái thu mua.

Với câu hỏi “Giá lợn đang xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử, người nuôi heo chịu lỗ tới 15-20k/kg trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua với giá chỉ giảm có chút ít. Vậy nguyên nhân có phải từ thương lái thu mua?”

Báo Đại biểu Nhân dân cho rằng chiến dịch giải cứu thịt lợn đã phần nào giúp người nuôi lợn vượt qua khó khăn trước mắt, tuy nhiên, thực tế, người được hưởng lợi nhiều nhất lại không thuộc về người chăn nuôi.

Một bài viết trên báo này đưa ra dẫn chứng, từ ngày 1/5, giá thịt lợn tới tay người tiêu dùng mới giảm 10-20%, giá bán lẻ vẫn dao động từ 80.000 – 110.000 đồng/kg. Tờ báo này đưa ra lời cảnh báo: ” Đừng nhầm đối tượng!”.

Vậy người được lợi nhất trong những cuộc giải cứu là ai? Báo Lao động online cho rằng đó là các thương lái và chủ lò mổ tư nhân, các công ty giết mổ. Họ đã trục lợi và được “vỗ béo” quá dễ dàng, không mất một xu tiền quảng cáo.

Chiến dịch giải cứu thịt lợn: Đừng nhầm đối tượng!

Bài báo cho rằng, cần kêu gọi và có chế tài để các thương lái, lò mổ không được ép giá người nuôi lợn. Cơ quan chức năng như quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế cần trực tiếp ra chợ để tìm hiểu và xử lý.

Những chiến dịch giải cứu rất đáng ghi nhận nhưng việc hỗ trợ có đến đúng hay không đúng người cần được hưởng mà trong trường hợp này những người nông dân là điều cần lưu tâm. Liệu hàng loạt biện pháp giải cứu có phải là giải pháp căn cơ để ngăn tình trạng giá lợn rớt giá như thời gian qua?

Báo Công an nhân dân sáng 3/5 có một bài viết đáng chú ý khi chỉ ra nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng giá thịt lợn đang diễn ra hiện nay là do phía Trung Quốc ngừng mua.

Từ trước đến nay, lợn của Việt Nam chủ yếu được xuất sang nước này. Tuy nhiên, người nuôi mới chỉ xuất lợn theo đường tiểu ngạch, chứ chưa xuất theo đường chính ngạch. Nguyên nhân là do chính các trang trại nuôi lợn đang thiếu điều kiện vệ sinh do Trung Quốc yêu cầu.

Báo Công an nhân dân trích lời của đại diện Cục Thú y cho biết, Cục này đang đề nghị Bộ NN&PTNT họp với các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi lợn và các hiệp hội liên quan để bàn biện pháp đưa lợn xuất khẩu đi Trung Quốc. Nếu thịt lợn được nuôi sạch, không có dư lượng thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh hoàn toàn có đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch thuận lợi. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, điểm xuất phát phải từ nhận thức của các trang trại chăn nuôi.

Theo tintuc.vn

BÌNH LUẬN