Thời điểm những năm 1970, Bhutan đã bác bỏ GDP không phải là thước đo thành công duy nhất và thay bằng chỉ số hạnh phúc quốc gia
Kể từ thập niên 70, các nhà lãnh đạo Bhutan – quốc gia nhỏ bé với dân số khoảng 750.000 người nằm cạnh dãy Himalaya, đã quyết định rằng chỉ số hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness) có giá trị hơn chỉ số Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Từ đó, các nhà lãnh đạo quốc gia này đều đánh giá thành công của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.
Tháng 11 năm 2015, Bill Weir – người tổ chức chương trình “The Wonder List với Bill Weir” của đài CNN đã du lịch đến Buhtan 13 ngày để khám phá cuộc sống hạnh phúc ở quốc gia này.
Bhutan là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về năng lượng sạch. Ẩn đằng sau những ngọn núi là các đường hầm và tuabin thủy điện khổng lồ sử dụng mưa và tuyết tan chảy từ dãy Hymalaya để cấp điện cho cả nước.
Tôn giáo phổ biến nhất ở Bhutan là Phật Giáo với hình ảnh lá cờ cầu nguyện xuất hiện ở khắp đất nước. “Quan điểm của họ là mọi thứ trong tự nhiên đều có ý nghĩa riêng của nó. Vì vậy, nếu vô tình thấy gió thổi qua một rừng cây, điều đó cũng giống như một nhà thờ đối với họ”, Weir cho biết.
Thời điểm những năm 1970, Bhutan đã bác bỏ GDP không phải là thước đo thành công duy nhất và thay bằng chỉ số hạnh phúc quốc gia. Jigme Singye Wangchuck hay còn gọi K4 là vị vua đầu tiên đưa ra khái niệm này.
Các nhà sư cầu nguyện vào sinh nhật lần thứ 60 của vua Jigme Singye Wangchuck. Đây được coi như sự kiện quan trọng của cả nước trong suốt tháng 11.
Những sự kiện lớn của đất nước đều có lễ hội âm nhạc. Đất nước này có tất cả mọi thứ, từ các rapper đến ban nhạc pop được ảnh hưởng bởi các nghệ sĩ trên toàn thế giới.
Cả nam giới và phụ nữ ở Bhutan đều mặc trang phục truyền thống khi làm việc. Đàn ông mặc loại áo dài gọi là gho và phụ nữ mặc váy dài kira.
Tuy nhiên, việc mặc trang phục truyền thống sẽ không bắt buộc vào cuối tuần. Đó là lý do tại sao bạn có thể bắt gặp những cậu bé trong trang phục bình thường như mọi đứa trẻ khác, cùng trèo cây để xem lễ hội âm nhạc vào lễ mừng sinh nhật nhà vua.
Dù luôn đề cao những giá trị truyền thống nhưng đất nước này cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng công nghệ. Tivi không được sử dụng hợp pháp tại quốc gia này cho đến năm 1999 nhưng điện thoại di động rất phổ biến ở đây.
Thủ đô của Bhutan – Thimphu – là một trong những nơi phát triển nhất của quốc gia này. Thang cuốn duy nhất của Bhutan đặt ở Thimphu và đây chính là điểm thu hút khách du lịch nhất bởi sự hiếm có của nó.
Bên cạnh các tu viện hàng trăm năm tuổi, Buhtan còn có thêm pho tượng Phật Dordenma nổi tiếng ở Thimphu. Với chiều cao 169 feet, đây là một trong những pho tượng Phật lớn nhất thế giới.
Một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Buhtan là đèo Dochula, nằm trên con đường từ Thimphu đến Punakha. Các cột mốc xung quanh đèo ghi dấu ấn những người lính Bhutan bị giết trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy người Ấn năm 2003. Bên cạnh đó, khu vực này còn nổi tiếng với tầm nhìn ngoạn mục từ dãy Hymalaya.
Người dân địa phương Thimphu thường đi đến Memorial Chorten để cầu nguyện. Họ đi bộ xung quanh đền theo chiều kim đồng hồ vừa đọc kinh vừa xoay bánh xe cầu nguyện màu đỏ.
Những ngọn nến làm từ sữa của loài bò yak phổ biến ở Bhutan. Bò yak được sử dụng cho mọi thứ, từ quần áo đến thực phẩm hoặc uống trà.
Trong khi các yếu tố truyền thống vẫn được duy trì, không thể phủ nhận dòng chảy công nghệ đã lan đến quốc gia hạnh phúc này.
Theo cafef.vn