Một trong những điều kiện để mở thẻ tín dụng là người xin mở thẻ cần chứng minh được năng lực hoàn trả để đảm bảo với bên ngân hàng, cam kết chi trả tiền vay mượn trong thẻ đúng hạn.

Hiện nay, việc sử dụng thẻ tín dụng đang rất phổ biến vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, thẻ tín dụng là gì thì chưa nhiều người biết.

Thực chất, thẻ tín dụng là loại hình thanh toán có chức năng tương tự như thẻ ghi nợ. Nếu thẻ ghi nợ sử dụng hình thức trả trước, nạp tiền vào tài khoản rồi mới sử dụng, thì thẻ tín dụng lại áp dụng hình thức trả sau, thanh toán trước và hoàn lại tiền cho ngân hàng trong thời gian quy định để không phải chịu lãi suất và phí.

Thẻ tín dụng có thể thanh toán trực tiếp khi mua sắm, giao dịch, hoặc cũng có thể rút tiền mặt trực tiếp, có kèm theo mức lãi suất tương đương theo thỏa thuận khi làm thẻ.

Tài chính - Ngân hàng - Có nên mở thẻ tín dụng không, làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Rất nhiều người thắc mắc có nên làm thẻ tín dụng không.

Tuy khá thuận lợi trong cách thức sử dụng, nhưng vẫn rất nhiều người thắc mắc có nên làm thẻ tín dụng không.

Làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Để mở thẻ tín dụng, khách hàng phải liên hệ với ngân hàng có phát hành dịch vụ thẻ tín dụng. Các ngân hàng được nhiều người mở thẻ tín dụng nhất là HSBC, VPBank, Techcombank, Eximbank…

Điều kiện để mở thẻ tín dụng là người xin mở thẻ cần chứng minh được năng lực hoàn trả để đảm bảo với bên ngân hàng, cam kết chi trả tiền vay mượn trong thẻ đúng hạn. Chứng minh thu nhập có thể thông qua bảng lương, với mức lương ít nhất là 5-6 triệu đồng/tháng, mức lương ổn định trong 3 tháng gần nhất và có xác nhận từ phía Công ty làm việc.

Nếu không làm việc chính thức cho một đoàn thể nào, người muốn mở thẻ tín dụng cần chứng minh hoạt động giao dịch tài chính của bản thân hoạt động liên tục trong 3 tháng gần nhất, đảm bảo có nguồn thu tương đương với người đi làm.

Tùy theo mức thu nhập người xin làm thẻ cung cấp, bên ngân hàng có thể đưa ra một hạn mức tín dụng phù hợp (thường từ 10 triệu cho đến 1-2 tỷ đồng).

Sau khi hoàn thiện các thủ tục đơn xin làm thẻ tín dụng, bản sao kê giao dịch cá nhân, xác minh từ bên trụ sở làm việc… Người xin cấp thẻ tín dụng sẽ chờ đợi ngân hàng đồng ý và cấp thẻ để thực hiện giao dịch.

Thông thường lãi suất thẻ tín dụng được tính từ sau khi dùng thẻ tín dụng thanh toán 45 ngày, có nghĩa người dùng thẻ cũng sẽ có thời hạn 45 ngày trả nợ tín dụng. Nếu trả muộn, ngân hàng cũng sẽ gia hạn cho từ 15-25 ngày thanh toán và miễn lãi suất tổng cộng 60 ngày, quá hạn này lãi suất sẽ bắt đầu được tính.

Sai lầm khi dùng thẻ tín dụng khiến khách hàng thành con nợ

Hữu ích là vậy nhưng vì thẻ tín dụng mà rất nhiều người trở thành con nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là bởi những sai lầm khi lập và sử dụng thẻ tín dụng.

Một số sai lầm hầu hết người sử dụng thường mắc phải khi mở thẻ tín dụng:

– Không giữ gìn thẻ cẩn thận, không để thẻ ở vị trí cố định, dễ bị lấy cắp. Việc bị lấy cắp thẻ tín dụng hoặc lấy cắp thông tin có thể khiến kẻ xấu mạo danh sử dụng thẻ, khiến người dùng bị mất thêm nhiều khoản chi phí.

– Cho mượn thẻ sử dụng bừa bãi, không kiểm soát được chi tiêu dẫn đến trả nợ quá hạn khiến lãi phát sinh nhiều.

– Nhiều người khi sử dụng thẻ tín dụng quên mất bản chất sử dụng thẻ là đi vay nợ trước. Mạnh tay sử dụng nhiều thẻ tín dụng một lúc, có thể khiến chi tiêu không kiểm soát, thông tin dễ dàng bị đánh cắp.

– Thẻ tín dụng cũng hỗ trợ chức năng cho phép rút tiền mặt. Tuy vậy lãi suất kèm theo sẽ được tính ngay từ khi rút tiền trong thẻ, ngoài ra phí rút tiền mặt cũng thường rất cao. Nhiều người lầm tưởng thẻ tín dụng cũng như thẻ ghi nợ và thường xuyên rút tiền mặt mà không hề hay biết.

– Quên ngày đáo hạn ngân hàng, dẫn đến tình trạng trả nợ muộn, lãi suất cao, tiền dồn tiền không đủ khả năng thanh toán.

– Không lưu giữa các giấy tờ liên quan đến thẻ tín dụng, có thể khiến kẻ gian ăn cắp thông tin và xâm nhập thẻ dễ dàng.

Minh Lan

Theo Nguoiduatin.vn

BÌNH LUẬN