Với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa qua, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation – SVF) đã tổ chức buổi gặp gỡ đánh dấu 5 năm thành lập, phát triển tại Việt Nam và Công bố tầm nhìn chiến lược giai đoạn 2020 – 2025.

Hành trình 5 năm với nhiều dấu ấn tích cực

Theo công bố từ đại diện quỹ, sau 5 năm phát triển quỹ và mở rộng hoạt động tại 25 tỉnh thành trên cả nước, tiếp cận 10.000 người với hơn 100 chương trình và cuộc thi khởi nghiệp được tổ chức. Quỹ cũng tích cực huấn luyện và hỗ trợ cho hơn 100 startup, thiết lập mạng lưới hơn gồm 360 cố vấn khởi nghiệp và tổ chức 11 khóa huấn luyện, cố vấn khởi nghiệp. Những con số hiệu quả với những tác động tích cực mang đến cho hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam đã được công nhận khi 90% các đơn vị từng hợp tác đánh giá cao về hiệu quả các hoạt động hỗ trợ của mình.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Ông Phạm Duy Hiếu – Phó chủ tịch SVF cho biết, trong giai đoạn năm 2014, khái niệm startupvẫn còn lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng Startup Vietnam Foundation có những bước đi đầu tiên để hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp với nguồn vốn còn hạn hẹp.

hanh trinh 5 nam ho tro cho cac doanh nghiep khoi nghiep viet cua startup vietnam foundation
Ông Phạm Duy Hiếu – Phó Chủ tịch SVF

Một trong số những startup bứt phá nhờ sự hỗ trợ của quỹ SVF là Công ty Emmay với thương hiệu Nấm Tươi Cười, trong đó nổi bật là danh hiệu quán quân Startup Việt 2017 do Báo VnExpress tổ chức. Chị Phạm Hồng Vân – nhà sáng lập và CEO Nấm Tươi Cười đã chia sẻ “Thành công của doanh nghiệp ngày hôm nay đều nhờ những đóng góp của quỹ. Tôi xem Startup Vietnam Foundation là mái nhà của mình”.

Nói về con đường phát triển của một thương hiệu phải trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự nỗ lực không ngừng của cả tập thể để phát triển và vực dậy thương hiệu. Chị kể mình từng đi khắp Việt Nam để nói lên những khó khăn trong vận hành một startup agritech. Tuy nhiên, nhiều quỹ khởi nghiệp đã lắc đầu từ chối bởi cho rằng trồng nấm là không theo xu thế, khó tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười, Startup Vietnam Foundation là đơn vị duy nhất đón nhận ý tưởng của chị Vân, cố vấn, hỗ trợ chị trong nhiều khía cạnh.

Định hướng tương lai với 4 mục tiêu chính

Theo ông Nguyễn Duy – Giám đốc Vận hành SVF trong giai đoạn 2020 – 2025, Startup Vietnam Foundation vẫn duy trì các phương châm hoạt động từ khi thành lập. Đó là mô hình tổ chức phi lợi nhuận, xã hội hóa, đón chào tất cả nguồn lực trong và ngoài nước, nhà nước và tư nhân, tổ chức lẫn cá nhân. SVF cũng sẽ hỗ trợ toàn diện cho startup trong mọi giai đoạn từ khâu ý tưởng, hoàn thiện sản phẩm, gọi vốn, tăng quy mô, đến hoạt động xúc tiến thương mại cho thị trường toàn cầu. SVF sẽ chào đón tất cả startup công nghệ của người Việt.

Điểm khác biệt trong giai đoạn hoạt động tiếp theo của quỹ là tầm nhìn đưa Việt Nam lên bản đồ khởi nghiệp thế giới bằng công nghệ Việt. Ba cách tiếp cận của Startup Vietnam Foundation là tạo ra tác động lên hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ chắp cánh cho các công nghệ mang tính cạnh tranh và kết nối đầu tư. Các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ tài chính, thương mại và mạng lưới đầu tư sẽ được chú trọng hỗ trợ. Theo đó, bốn trụ cột để SVF thực hiện mục tiêu gồm:

Chương trình phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp (IEDP): Đây là chương trình hỗ trợ cho các nhà khởi nghiệp cá nhân, các vườn ươm, các chương trình tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator). Chương trình cũng hướng tới gia tăng số lượng các trung tâm đổi mới sáng tạo trong trường Đại học, tìm kiếm, phát triển các đội ngũ doanh nhân khởi nghiệp trong môi trường Đại học.SVF sẽ có các gói tài trợ về tài chính, hỗ trợ mềm (các chương trình huấn luyện, đào tạo, tư vấn chiến lược,…) nhằm nâng cao nhận thức, năng lực đổi mới sáng tạo cho các các nhân, và hỗ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

hanh trinh 5 nam ho tro cho cac doanh nghiep khoi nghiep viet cua startup vietnam foundation
Hành trình 5 năm của SVF với nhiều dấu ấn tích cực

Chương trình phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NISD): Hoạt động chính của chương trình này hướng đến việc SVF hợp tác với các cơ quan nhà nước tại các địa phương để cố vấn, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. SVF cũng sẽ hỗ trợ địa phương thiết kế, vận hành các chương trình ươm tạo khởi nghiệp, tạo ra nhiều ý tưởng kinh doanh, gia tăng số lượng các startup tại địa phương. Chương trình này hướng đến xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên thế mạnh của từng địa phương, phát triển những nguồn lực mang tính chất bản địa.

Chương trình Mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ khởi nghiệp (VNES): Đây là chương trình hướng tới phát triển năng lực con người, đặc biệt là đối tượng trẻ ở độ tuổi sinh viên. Chương trình sẽ kết nối mạng lưới sinh viên nhằm đưa họ tham gia các chương trình trao quyền, trao cơ hội trải nghiệm thực tế để họ nhận thức được thế mạnh bản thân và phát triển năng lực đó.

Chương trình chắp cánh đầu tư (IE): Theo ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia cao cấp SVF, chương trình nằm hướng tới kiến tạo hệ sinh thái các nhà đầu tư có thể kết nối với tất cả thị trường, startup, chương trình tăng tốc khởi nghiệp… Với mỗi đối tượng, giải pháp đầu tư sẽ khác nhau.

Theo kế hoạch, Startup Vietnam Foundation sẽ triển khai bốn nhánh chương trình trên quy mô toàn quốc để nâng cao năng lực khởi nghiệp Việt.

Ánh Nguyệt

Theo Congthuong.vn

BÌNH LUẬN