Theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes, Việt Nam năm nay có 5 tỷ phú USD trong đó nổi lên 2 cái tên mới toanh là ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang, “bộ đôi cùng tiến” của Masan và Techcombank.

Đến hẹn lại lên, tháng 3 là thời điểm tạp chí Forbes công bố danh sách những người giàu nhất năm. Theo danh sách 2019 của Forbes, Việt Nam năm nay có 5 tỷ phú USD:

Tài chính - Ngân hàng - Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang chính thức trở thành tỷ phú USD
5 tỷ phú USD mới của Việt Nam năm 2019 theo cập nhật của Forbes.

#239: Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup – 6,6 tỷ USD

#1008: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air – 2,3 tỷ USD

#1349: Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank – 1,7 tỷ USD

#1349: Ông Trần á Dương và gia đình – Chủ tịch Thaco – 1,7 tỷ USD

#1717: Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group – 1,3 tỷ USD

Do giá cổ phiếu giảm mạnh, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã ra khỏi danh sách tỷ phú USD.

Đây là lần thứ 33 Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới.

Theo bảng xếp hạng Forbes, ông Hồ Hùng Anh có tài sản trị giá 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1349 thế giới; còn ông Nguyễn Đăng Quang có 1,3 tỷ USD đứng thứ 1717 thế giới. Hiện, ông Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch tập đoàn Masan còn ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch Techcombank.

Về vị tỷ phú mới của Việt Nam, ông Nguyên Đăng Quang, ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mỳ gói và tương ớt sang Nga. Ông Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân nhưng khởi nghiệp tại Nga với thương hiệu mì gói Mivimex và trở nên giàu có với nhà máy công suất 30 triệu gói/tháng.

Tài chính - Ngân hàng - Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang chính thức trở thành tỷ phú USD (Hình 2).
“Bộ đôi cùng tiến” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đều khởi nghiệp ở Đông Âu và làm nên thương hiệu Masan, Tẹchcombank.

Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương… Masan Group cũng đầu tư vào một số lĩnh vực khác trong đó có khoáng sản và tài chính.

Theo số liệu thống kê, tuy chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan nhưng ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan, trị giá khoảng 22 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.

Bên cạnh đó, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)…

Trước đó, ngay từ cuối năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang đã được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới tại khu vực Đông Nam Á với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD. Ông Nguyễn Đăng Quang được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Ông Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân nhưng khởi nghiệp tại Nga với thương hiệu mì gói Mivimex và trở nên giàu có với nhà máy công suất 30 triệu gói/tháng.

Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương… Masan Group cũng đầu tư vào một số lĩnh vực khác trong đó có khoáng sản và tài chính.

Cùng trở thành tỷ phú USD với ông Nguyễn Đăng Quang là ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, là thành viên HĐQT Techcombank từ 2004-2005, là phó chủ tịch thứ nhất tại HĐQT Techcombank từ 2006 đến 2008. Từ tháng 5/2008 tới nay, ông Hùng Anh là chủ tịch Techcombank.

Ông Hồ Hùng Anh cũng có thời gian gắn bó với Masan Group của ông Nguyễn Đăng Quang.

Cụ thể, từ năm 1997, ông Hồ Hùng Anh là Phó chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư Masan (tên cũ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan hiện nay), Tổng giám đốc công ty Masan – Rus Trading tại Nga. Ông đã giữ vị trí phó chủ tịch của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan cho đến tháng 4/2018 thì xin rút và chỉ tập trung vào Techcombank với vị trí Chủ tịch HĐQT.

Sau khi rời Masan, ông Hồ Hùng Anh từng bước củng cố quyền lực tại Techcombank và gia đình ông là gia đình giàu có nhất trong giới ngân hàng.

Trong năm vừa qua, Techcombank của ông Hồ Hùng Anh bứt phá ngoạn mục, với lợi nhuận đứng số 1 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần, vượt qua cả 2 ngân hàng quốc doanh vốn thống trị trong top 3 nhiều năm qua là BIDV và Vietinbank. Trong năm 2018, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 10,7 ngàn tỷ đồng (tăng 31%), chỉ thua ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh Vietcombank (VCB).

Ông Hồ Hùng Anh hiện đang nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu TCB, gián tiếp sở hữu gần 250 triệu cổ phiếu Masan (MSN) với tổng tài sản quy từ cổ phiếu trị giá hơn 31 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, vợ và mẹ ông Hùng Anh mỗi người nắm giữ một hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, tương đương mỗi người khoảng 5%. Em gái ông Hùng Anh sở hữu gần 115  triệu cổ phiếu TCB; con trai sở hữu hơn 93 triệu. Đó là chưa kể số cổ phiếu Masan (MSN) mà nhà ông Hùng Anh  nắm giữ.

Sơn Ca

Theo Nguoiduatin.vn

BÌNH LUẬN