Khu vườn của chị Thảo Miên rộng 850 m2; có đủ loại rau quê như bầu, bí, tía tô, rau đay, su hào, sả, ớt…

[Caption]f

Sống tại niềm nam nước Đức hơn 4 năm nhưng bữa cơm của gia đình chị Thảo Miên, 41 tuổi, chưa khi nào vắng bóng các món ăn thuần Việt. Khi những người đồng hương phải lái xe nhiều giờ tới cửa hàng mua thực phẩm quê, chị Miên chỉ mất vài bước chân là ra tới khu vườn trồng đầy rau đay, rau muống. Vườn của chị rộng 850 m2, được chia thành ba khu vực riêng biệt: phần đất sát nhà để trồng cỏ cho các bé vui chơi, phần ở giữa được cải tạo để trồng rau, phần đất cuối vườn là nơi tổ chức tiệc nướng ngoài trời.

[Caption]f

Chị Miên không đếm nổi số loại rau trồng trong khu vườn, chỉ nhớ rau nào phổ biến ở Việt Nam, vườn chị cũng có.

[Caption]f

Rau cải, rau dền, rau răm, húng quế… xanh tốt trên đất khách nhờ bàn tay vun trồng của chị Thảo Miên.

[Caption]f

Lúc gia đình chị Miên chuyển tới đây sinh sống, khu vườn còn là mảnh đất hoang, cỏ mọc um tùm. Hai vợ chồng chị bảo nhau cải tạo, mỗi ngày làm vườn 3-4 tiếng, có hôm lọ mọ đến 22h mới nghỉ.

[Caption]f

Khí hậu miền nam nước Đức ấm áp đến hết tháng 10, tháng 3 là thời điểm lý tưởng để bắt đầu việc trồng trọt.

[Caption]f

Cặp vợ Việt, chồng Tây sử dụng phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Nguồn phân chủ yếu từ hố chứa thức ăn thừa được xây dựng từ góc vườn. Thỉnh thoảng, chị Miên mua thêm phân làm từ vỏ móng bò, lợn, ngựa về bón cho rau và hoa.

[Caption]f

Để khu vườn luôn xanh tốt, đều đặn mỗi ngày, chị Thảo Miên và chồng ra vườn nhổ cỏ, tỉa lá. Dịp cuối tuần nếu không đi chơi, anh chị cũng dành cả ngày để làm vườn.

[Caption]f

Khó khăn khi trồng rau Việt trên đất Đức, theo chị Miên, là khâu bảo quản giống cây trong mùa đông giá lạnh. Một số loại rau yếu chịu rét như cần nước, lá mơ, lá lốt chị phải bưng cả thùng gồm đất và một chút nước vào nhà, nhưng đôi khi cây vẫn chết. Với những cây có hạt, việc lưu giữ giống đơn giản hơn, chỉ cần bảo quản hạt khô ráo, không mối mọt.

[Caption]f

Chồng chị Miên là người Đức nhưng yêu văn hóa Việt và nói giỏi ngôn ngữ của vợ. Bên cạnh công việc biên dịch tại công ty gia đình, niềm vui của anh là phụ bà xã chăm bẵm những khóm rau.

[Caption]f

Vườn rau chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình nên chị Thảo Miên ít khi cân đếm số nông phẩm thu được. Ngoài phục vụ bữa ăn hàng ngày, rau trong vườn chị đủ mang biếu họ hàng, tặng những người đồng hương sống trong khu vực lân cận.

[Caption]f

Chị Thảo Miên là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại Bắc Kạn. Trong một lần làm hướng dẫn viên du lịch cho đoàn khách tham quan hồ Ba Bể, chị lọt vào ‘mắt xanh’ người đàn ông ngoại quốc là chồng chị hiện tại.

[Caption]f

Sau bốn năm trao đổi thư từ, hai người quyết định kết hôn và chung sống tại Việt Nam trước khi chuyển về Đức vào năm 2013.

[Caption]f

Ông xã và các con chị Miên, cháu lớn 16 tuổi và cháu nhỏ 12 tuổi, đều nói được ba ngôn ngữ Đức, Việt và Anh.

[Caption]f

Chị Thảo Miên tâm sự, điều khiến chị hạnh phúc nhất là làm dâu xứ người nhưng vẫn được nói tiếng mẹ đẻ và ăn những thức ngon quê hương.

Lam Trà
Ảnh: NVCC

Theo Ngôi Sao

BÌNH LUẬN