‘Gia tài’ thú len móc của con trai chị Thúy Hà lên tới hàng chục con nhưng bé yêu nhất chú mèo Shimajiro được mẹ dành một tháng để làm.

[Caption]j

Cậu bé Hito, 2 tuổi, con trai chị Thúy Hà và ông xã người Nhật, sở hữu hàng chục con thú bằng len móc. Mỗi chú thú len có hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng đều do mẹ của Hito tự móc. Chị Thúy Hà mong muốn mang đến con những món đồ chơi an toàn, được làm bằng tình yêu thương và sự trau chuốt của mẹ.

Hito yêu nhất chú hổ Shimajiro, nhân vật tinh nghịch xuất hiện trong nhiều bộ phim hoạt hình và video giáo dục của Nhật. Chị Thúy Hà dành một tháng nghiên cứu sơ đồ và móc cho con người bạn màu vàng dài 65 cm. Hito tỏ ra rất thích thú, bé dính lấy Shimajiro cả ngày kể cả khi đi chơi hay đi ngủ.

Hito yêu nhất chú mèo Shimajiro, nhân vật tinh nghịch xuất hiện trong nhiều video dành cho trẻ em của Nhật. Chị Thúy Hà mất gần một tháng nghiên cứu sơ đồ và móc cho con ‘người bạn’ màu vàng dài 65 cm. Hito ‘dính’ Shimajiro cả ngày kể cả khi đi chơi hay đi ngủ.

Chị Thúy Hà biết móc đồ len từ khi ở Việt Nam nhưng lúc qua Nhật, vì bận bịu đi học và đi làm, chị ít có thời gian thực hành. Hai năm gần đây, chị Hà ở nhà chăm con nên mày mò làm trở lại. Bà mẹ Việt chủ yếu móc đồ chơi cho con, vài chiếc mũ len, băng đô tặng bạn bè. 

Chị Thúy Hà biết móc đồ len từ khi ở Việt Nam nhưng lúc qua Nhật, vì bận bịu đi học và đi làm, chị ít có thời gian thực hành. Hai năm gần đây, chị Hà ở nhà chăm con nên mày mò làm trở lại. Bà mẹ Việt chủ yếu móc đồ chơi cho con, vài chiếc mũ len, băng đô tặng bạn bè.

Để móc được một con thú len, chị Hà phải lên mạng tìm sơ đồ phù hợp rồi tiến hành làm từng bộ phận sau đó ghép lại. Kích thước các con thú đa dạng, có con chừng gang tay, có con cao gần bằng bé Hito nhà chị. 

Để móc được một con thú len, chị Hà phải lên mạng tìm sơ đồ phù hợp rồi tiến hành làm từng bộ phận sau đó ghép lại. Kích thước các con thú đa dạng, có con chừng gang tay, có con cao gần bằng bé Hito nhà chị.

Chị Hà thường tranh thủ lúc Hito ngủ mới có thời gian làm nên nhiều hôm lọ mọ tới 2-3h. Thấy vợ say sưa với niềm vui riêng nên ông xã không nỡ ngăn cản chị.

Chị Hà thường tranh thủ lúc Hito ngủ mới có thời gian làm nên nhiều hôm lọ mọ tới 2-3h. Thấy vợ say sưa với niềm vui riêng nên ông xã không nỡ ngăn cản chị.

[Caption]j

Theo chị Hà, bên cạnh kỹ thuật, nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của món đồ chơi len móc.

[Caption]j

Con thú sẽ không thể lên dáng đẹp nếu lượng bông nhồi vào không đủ nhiều, chất bông không mềm và đàn hồi tốt.

[Caption]j

Bà mẹ Việt chia sẻ, giá len, bông và phụ kiện làm thú len móc ở Nhật khá đắt. Chị sử dụng loại len sản xuất tại Nhật nên có giá cao gấp bốn lần len Việt Nam. Bịch hạt nhựa làm mắt thú giá khoảng 200 nghìn đồng chỉ có ba cặp mắt. Tổng chi phí để hoàn thiện một con thú len chừng 800-900 nghìn đồng.

Mẹ bé Hito rất thích những chiếc móc đeo chìa khóa bằng len nhưng ít làm vì tốn nhiều thời gian. Các kiểu búp bê có mái tóc xoăn cũng khiến chị mất không ít công sức vì phải tỉ mỉ móc từng lọn.

Mẹ bé Hito rất thích những chiếc móc đeo chìa khóa bằng len nhưng ít làm vì tốn nhiều thời gian. Các kiểu búp bê có mái tóc xoăn cũng khiến chị mất không ít công sức vì phải tỉ mỉ móc từng lọn.

[Caption]j

Chị Hà thường dùng len tết bím làm tóc cho búp bê thay vì ngồi móc từng lọn cầu kỳ.

[Caption]j

Bà mẹ Việt cho biết, đồ chơi làm bằng len móc an toàn với trẻ, phù hợp cho bé chơi và trưng bày, dễ dàng làm sạch.

Gia đình chị Thúy Hà.

Gia đình chị Thúy Hà.

Lam Trà
Ảnh: NVCC

Theo Ngôi Sao

BÌNH LUẬN