Theo dõi các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ có ý nghĩa quan trọng để sớm nhận ra ‘dấu hiệu đỏ’.

Khi nuôi con, bạn có thể nhận thấy rằng con của mình dù không cần sử dụng ngôn ngữ cũng hiểu được thông điệp từ bố, mẹ. Và ngược lại, ngay cả khi con mới vài tuần tuổi, bố mẹ cũng có thể phán đoán được điều chúng mong muốn là gì. Tuy nhiên, khi con lớn lên, chúng cần phải thể hiện bản thân bằng việc nói chuyện và đạt được các cột mốc ngôn ngữ kịp thời. Được lắng nghe những câu “ngô nghê” khi con tập nói cũng sẽ đem đến cho người nuôi dưỡng chúng nhiều cảm xúc.

30-dieu-con-cua-ban-can-hieu-va-noi-duoc-o-tuoi-len-2

Trẻ lên 2 đã có thể sử dụng nhiều từ đơn.

Dưới đây là danh sách giúp bạn kiểm tra các cột mốc ngôn ngữ của trẻ dựa trên Hướng dẫn của Viện y tế Quốc gia Mỹ.

1. Các cột mốc ở tuổi lên 1

– Hiểu tên của chính mình

– Có sự chú ý khi người khác nói chuyện với mình

– Hiểu được các hướng dẫn đơn giản, ví dụ như: “Đừng ăn!”

– Biết đáp lại các yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Đưa nó cho bố, mẹ!”

– Hiểu được những từ thông dụng khi được sử dụng cùng với cử chỉ, ví dụ: “Xin chào!”

– Có thể gắn kết hình ảnh với các từ và âm thanh, ví dụ: Tiếng gầm của hổ

– Cười khi bố, mẹ (người quen biết) cười và có thể cố gắng hát cùng

– Bắt chước những từ quen thuộc

– Bập bẹ với các đối tượng cụ thể bằng ngôn ngữ của mình

– Sử dụng từ đơn

– Nói 2-3 từ ngoài “bà”, “bố” (ba)…

– “Gọi” bố mẹ (người trông) thay vì khóc lóc để gây sự chú ý

– Có thể tham gia các trò chơi liên quan đến những đứa trẻ khác

“Dấu hiệu đỏ” ở giai đoạn 1 tuổi

– Không đáp lại khi bạn gọi tên con.

– Không nói (bập bẹ) bất kỳ từ nào.

2. Các cột mốc ở tuổi lên 2

– Hiểu được các từ với nghĩa từ chối như “Không” hay “Không được”

– Có thể chỉ ra 5 bộ phận cơ thể

– Có thể lấy đồ vật từ phòng khác khi được yêu cầu

– Biết gật đầu thay cho “Có” và lắc đầu là “Không”

– Hiểu nhiều từ hơn là có thể nói

– Hiểu những câu đơn giản như: “Cửa đâu?”

– Thích nghe kể chuyện

– Có thể lặp lại âm thanh, ví dụ nói “Meo meo” và hướng về phía con mèo

– Biết “đòi ăn” và chơi bằng các từ “nũng nịu”

– Sử dụng các từ đơn lẻ thường xuyên hơn câu dài

– Có thể sử dụng 10-20 tử bao gồm các tên gọi

– Có thể trả lời câu hỏi: “Kia là gì?”

– Có thể gọi tên chính xác một vài đối tượng hàng ngày

– Bắt đầu sử dụng các từ như “con”, “cháu”, “em” và “bố”, “mẹ”, “bạn”…

– Bắt đầu kết hợp các danh từ và động từ

– Có thể kết hợp hai từ như “Chào mẹ”, “Không không”…

“Dấu hiệu đỏ” ở tuổi lên 2

– Con vẫn không thể nói được

– Con thích ở một mình hơn là hòa nhập với mọi người

– Con sử dụng nhiều cử chỉ hơn lời nói

– Bạn không chắc chắn con hiểu những gì bạn nói

3. Làm gì khi con không đạt các cột mốc trên?

Để đưa ra danh sách kiểm tra, các nhà nghiên cứu đã chỉ định một nhóm trẻ em và 90% trong số đó thực hiện những điều trên. Vì vậy, nếu con của bạn không đạt được một hoặc một vài cột mốc, điều đó không có nghĩa là con bạn “gặp vấn đề”. Nó đơn giản có thể là con bạn chậm nói.

Tuy vậy, nếu phát hiện “dấu hiệu đỏ” trong từng giai đoạn phát triển, bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ. Chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn và con không mất nhiều thời gian khắc phục khiếm khuyết (nếu có).

BÌNH LUẬN