Chăm đọc sách, tham gia khóa học về TOEFL, học cách viết bài luận bằng tiếng Anh… là những lưu ý giúp thí sinh tăng điểm thi.

TOEFL là một trong những bài kiểm tra trình độ tiếng Anh thách thức đối với học sinh mong muốn du học Mỹ. Những lời khuyên sau đây sẽ là trợ thủ đắc lực cho thí sinh trong quá trình làm bài thi TOEFL để hiện thực hóa ước mơ du học.

Hiểu rõ về TOEFL iBT

TOEFL là bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh trong môi trường học thuật ở các quốc gia nói tiếng Anh, do Viện Khảo thí Giáo dục của Mỹ  (ETS) tổ chức, với 4 kỹ năng bao gồm đọc, nghe, nói và viết.

Cấu trúc bài thi TOEFL iBT

Phần Thời Gian Số câu Nhiệm vụ
Reading 60-80 phút 36-56 câu hỏi Đọc 3-4 đoạn văn từ các tài liệu học thuật và trả lời câu hỏi.
Listening 60-90 phút 34-51 câu hỏi Nghe các bài giảng , thảo luận lớp học và các đoạn hội thoại, trả lời câu hỏi
Giải lao 10 phút
Speaking 20 phút 6 mục Thể hiện quan điểm về một chủ đề quen thuộc; thực hiện phần nói dựa trên các mục đọc, nghe.
Writing 50 phút 2 mục Viết những phản hồi, tóm tắt sau khi hoàn tất các mục đọc và nghe; đưa ra những lý do, ví dụ để biểu đạt ý kiến cá nhân.

Điểm tối đa của bài thi là 120, tương ứng với điểm tối đa cho mỗi phần là 30. Mỗi trường đại học sẽ yêu cầu một mức điểm riêng. Đôi khi các trường đại học yêu cầu mức điểm rõ ràng cho từng phần của bài thi, ví dụ phải đạt 24/30 điểm cho phần nói. Trước khi theo các khóa học luyện TOEFL, bạn hãy tìm hiểu kỹ về các trường đại học muốn nộp đơn ứng tuyển và điểm số mà trường yêu cầu.

Chuẩn bị chu đáo

Nếu là lần đầu dự thi TOEFL, bạn nên dành từ 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị. Khi làm bài thi TOEFL trên máy tính, thí sinh cần đảm bảo rằng phải thật sự có cảm giác quen thuộc với mọi thứ, biết rõ cấu trúc của các câu hỏi phần trong từng phần thi. Thí sinh cũng cần nắm được các phương pháp trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi riêng biệt.

Thí sinh không nên bắt đầu quá trình này một mình. Hãy tìm mua một cuốn sách tham khảo, tham gia một khóa học về TOEFL. Bạn sẽ có những người hỗ trợ trong việc chỉnh sửa phần phát âm, đánh giá năng lực phần thi nói và viết của bạn. Bạn hãy nói chuyện với người từng thi TOEFL hoặc tham khảo ý kiến từ những ai đã tham gia khóa luyện thi TOEFL này.

polyad

Đọc và nghe mọi thứ

Thí sinh sẽ phải đọc các đoạn văn và nghe các bài giảng có nội dung học thuật về mọi chủ đề từ Thiên văn học, Lịch sử Mỹ cho đến Tâm Lý học và Sinh vật học.

Trong quá trình luyện thi TOEFL, thí sinh việc chỉ đọc và nghe những thứ mà bạn đam mê và thích thú sẽ không giúp bạn đạt được số điểm mong ước. Hãy thoát khỏi ra “vùng an toàn” và bắt đầu thử thách bản thân với những chủ đề mới lạ hơn, nhằm giúp nâng cao tối đa vốn từ vựng tiếng Anh hiện tại của bạn.

Học cách ghi chú

Đây sẽ là một công cụ hữu hiệu cho kỹ năng nghe, nói, và viết trong bài thi. Điều này cũng cần thiết về sau nếu bạn muốn theo học ở các trường đại học sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy.

Trong các phần thi có sử dụng kỹ năng nghe, thí sinh chỉ được nghe đoạn băng duy nhất một lần. Sau đó, thí sinh cần trả lời các câu hỏi về những gì đã nghe (phần nghe), nói về những gì đã nghe (phần nói), hoặc viết về những gì đã nghe (phần viết). Do vậy bạn sẽ cần phải ghi chú rất nhiều.

Đảm bảo phát âm chuẩn và rõ ràng

Đối với phần nói, việc thí sinh có một ngữ điệu riêng biệt là hoàn toàn bình thường (Anh, Mỹ, Australia). Phần phát âm của bạn không nhất thiết phải hoàn hảo, nhưng ít nhất nó cần phải nói rõ ràng và dễ hiểu đối với người nghe.

Ba tiêu chí đánh giá trong phần nói:

– Cách thức thí sinh trả lời các câu hỏi và hoàn thảnh yêu cầu.

– Ngữ pháp và từ vựng sử dụng.

– Tùy thuộc vào việc người chấm điểm sẽ hiểu được thí sinh đến mức nào.

Đây chính là lúc mà vai trò của giáo viên hướng dẫn bắt đầu trở nên quân trọng, bởi vì bạn không thể tự đánh giá được trình độ thực sự của bản thân, cũng như đưa ra giải pháp để cải thiện những điểm hạn chế của mình.

Trong quá trình luyện tập kỹ năng nói một mình, bạn hãy thu âm giọng mình lại. Đa số các dòng máy tính hiện nay đều hỗ trợ phần mềm thu âm. Có 2 lý do khiến việc thu âm giọng của mình sẽ vô cùng quan trọng:

– Bạn có thể nghe được giọng mình khi nói, phát âm và phần nào đánh giá được năng lực tổng quát của mình.

– Làm quen được với việc thực hiện phần thi nói trên máy tính. Thí sinh chắc chắn sẽ cảm thấy rất kỳ lạ nếu như chưa nói chuyện một mình với máy tính bao giờ.

Làm quen với bàn phím QWERTY

Phần cuối cùng của bài thi TOEFL là phần viết. Thí sinh sẽ sử dụng một bàn phím QWERTY để làm bài trên máy tính. Đây là tiêu chuẩn cho mọi bàn phím ở Bắc Mỹ (được gọi là bàn phím QWERTY bởi vì hàng đầu của các ký tự từ bên trái bắt đầu với các chữ QWERTY).

Bạn hãy luyện tập, làm quen với bàn phím QWERTY càng sớm càng tốt. Bạn cần phải thật sự quen thuộc với vị trí của các ký tự, cách viết hoa, và vị trí của các dấu câu. Và bạn cũng đừng quên học cách gõ phím cho thật nhanh.

polyad

Học cách viết một bài luận bằng tiếng Anh

Phần cuối cùng của bài thi TOEFL là phần viết. Có 2 mục chính trong phần này. Trong mục cuối và cũng là thử thách cuối cùng cho bài thi TOEFL, là một bài luận dài 300 từ trong vòng 30 phút.

Mỗi bài luận tiếng Anh có một cấu trúc riêng biệt. Cấu trúc này sẽ rất khác biệt so với những cấu trúc ở các bài luận tiếng Việt tiêu chuẩn. Dưới đây là ví dụ về cấu trúc của một bài luận tiếng Anh tiêu chuẩn:

– Introduction: Đoạn văn đầu giới thiệu bài viết của bạn, giới thiệu với người đọc về ý kiến, và những điều bạn chuẩn bị đề cập đến trong bài luận.

Body: Phần thân bài của bài viết bao gồm 2-3 đoạn văn nhằm giúp hỗ trợ làm rõ cho ý kiến, quan điểm ban đầu của bạn.

Conclusion: Đoạn cuối sẽ tóm tắt bài luận.

Việc hiểu rõ được phương pháp viết luận tiếng Anh truyền thống sẽ giúp ích cho thí sinh ở mọi phần trong bài thi TOEFL. Ví dụ, khi đã biết rằng một đoạn văn sẽ nói về một ý tưởng, quan điểm, bạn có thể hiểu rõ được nội dung, cấu trúc của các bài đọc phần Reading. Ngoài ra, thí sinh cần thể hiện rõ quan điểm và bổ trợ cho quan điểm đó bằng những dẫn chứng riêng biệt, cụ thể trong phần Speaking.

Luyện tập với cường độ cao

Thí sinh luôn cố gắng tìm kiếm các mẹo hay bí quyết giúp họ có thể đạt được số điểm tốt nhất cho bài thi TOEFL. Một khi đã quen thuộc với bài thi TOEFL, việc duy nhất bạn cần làm để đạt mục tiêu đó là hãy luyện tập với cường độ cao.

Bạn hãy thử từ 1 đến 2 lần làm bài thi trong lúc các thiết bị điện tử như radio, tivi vẫn đang bật. Lý do cho việc này đó là sẽ có rất nhiều thứ làm sao lãng thí sinh ở địa điểm thi TOEFL chính thức. Bạnhãy tưởng tượng đang làm phần nghe và người thí sinh kế bên đang chuẩn bị bắt đầu phần nói của bạn ấy. Bạn đang cố gắng tập trung hết sức vào phần đọc hiểu, trong khi người kế bên lại đang loay hoay và kêu gọi sự hỗ trợ cho một vài vấn đề với máy tính của cô ấy. Mọi thứ đều có thể diễn ra, nên bạn hãy luôn ở trong tư thế sẵn sàng.

Học cách thư giãn

TOEFL là một kỳ thi rất áp lực cho bất cứ thí sinh nào. Học cách giữ vững trạng thái bình tĩnh và thư giãn đúng lúc trong suốt quá trình thi sẽ đóng góp không nhỏ vào kết quả của bài thi TOEFL.

polyad

Hãy thi ít nhất 2 lần hoặc nhiều hơn

Thí sinh thường không đạt được điểm số như mong đợi trong lần đầu thi bài thi TOEFL. Nhưng sẽ không ai biết điểm số TOEFL của bạn là bao nhiêu nếu không nói ra. Trường đại học dự định ứng tuyển vào sẽ không biết liệu bạn đã tham gia thi TOEFL một hay 10 lần. Họ sẽ chỉ biết và quan tâm đến số điểm mà bạn đưa ra. Chính vì thế, việc đạt được số điểm không như mong muốn ngay lần đầu thi sẽ không phải là một chuyện quá nghiêm trọng. Bạn hãy tiếp tục đăng ký và ôn luyện cho những lần thi chính thức tiếp theo nếu cần thiết.

BÌNH LUẬN