Gần một thế kỉ trước, một người đàn ông đã vẽ ra một viễn cảnh tuyệt vời cho loài người, đó là, sống tự do như những chú chim: bất cứ ai cũng đều có phương tiện để làm ‘phượt thủ toàn cầu’ nếu muốn không bị bó buộc bởi các sân bay và các con đường…

Chiêm ngưỡng xe Dymaxion: giấc mơ chưa từng được cất cánh về một chiếc tàu bay cá nhân, giúp đi bất cứ đâu trên thế giới

Người đàn ông này đã thiết kế nên một loại xe giúp cho người ta thực hiện được chính xác giấc mơ đó: rời khỏi mặt đường nếu muốn, bay lâu nhất có thể, và cuối cùng, khéo léo như một chú chim, lại nhào xuống mặt đường và hòa mình vào dòng xe cộ.

Để có thể thực hiện được giấc mơ này, người đàn ông đó đã thu thập tất cả tài sản thừa kế, tiền bạc, của cải, và mặc cho những khoảng thời gian khó khăn nhất khi Cuộc Đại Khủng Hoảng (Great Depression) ảnh hưởng lớn lên đường phố Chicago, vẫn đầu tư vào giấc mơ về một chiếc xe có thể bay, hạ cánh và lái. Ông gọi mô hình này là “Vận tải trong Mọi Môi trường” (Omni-Medium Transport)

Tên của ông là Buckminster Fuller. Và chiếc xe mà ông sản xuất ra được dán nhãn bởi chính nhà phát minh với cái tên “zoom mobile”. Hiện tại chiếc xe này được nhận diện với cái tên “xe Dymaxion”.

Ý tưởng tuyệt vời cho một chiếc xe không may là chưa bao giờ có thể bay trên bầu trời.

Mẫu tái chế năm 2010 của phiên bản Dymaxion 1933, một thiết bị cực kì sáng tạo nhưng chưa bao giờ có thể chạm đến viễn cảnh tiềm năng của nó, chứ đừng nói đến việc thương mại hóa.

Vào năm 1930, nhà thiết kế người Mỹ sống ở Milton, bang Massachusetts này đã mua được tờ tạp chí kiến trúc T-Square và định vị lại hoàn toàn thương hiệu của nó. Mang cái tên mới là Shelter, nó chứa đầy các thông tin mà đích thân Fuller lựa chọn. Sau đó 2 năm, ông đã công bố những phác họa về chiếc xe đất-khí-nước của mình, Phương tiện Vận Tải 4D.

Cái tên phản chiếu tầm nhìn của Fuller về thiết bị của ông, vượt ra các giới hạn thông thường. Trong môn vật lý và toán học, một vật thể 4 chiều vượt qua không gian 3 chiều thông thường. Ông tin rằng ông đã bắt đầu một dự án mà trong tương lai có thể được thiết kế lại và cuối cùng được chính thức sử dụng, khi khoa học và kĩ thuật tiến hóa kịp với tầm nhìn của ông.

Richard Buckminster Fuller (1895-1983).

Một nhà kinh doanh giàu có đến từ Philadenphia tên là Philip Pearson muốn đầu tư vào dự án này, và đã đề xuất góp 5.000 USD, tương đương với 91.000 USD ngày nay. Người đàn ông này vốn là một nhà đầu tư chứng khoán, nên chỉ quan tâm đến khía cạnh sinh lời của nó, và vì thấy động cơ đằng sau lời đề nghị là không tốt, Fuller đã cân nhắc từ chối nó.

Tuy nhiên, khi hai người gặp nhau, và Fuller tìm thấy nhiều điểm chúng giữa cả hai, ông đã đồng ý nhận. Hợp đồng họ kí có một điều khoản là Fuller có thể chọn tiêu tiền đầu tư vào… kem và soda nếu ông muốn, biến thương vụ này giống một sự quyên góp hơn là đầu tư, và Fuller có thể tự do nghiên cứu bất cứ điều gì ông muốn mà không phải lo nghĩ về các áp lực bên ngoài.

Những ý niệm và phác thảo đầu tiên của chiếc xe vào năm 1933 của Fuller

Vậy là ông đã làm. Đầu tiên là cho xây một công xưởng ở bờ Tây cảng Bridgeport, Connecticut. Ở đó ông thành lập công ty Dymaxion, và thuê một kĩ sư hàng hải tên là Starling Burgess, cùng với việc chọn 27 nhân viên khác hầu hết đến từ công xưởng của hãng Rolls-Royce, trong số cả nghìn đơn ứng tuyển.

Một tháng sau, công ty này đã thiết kế nên nguyên mẫu đầu tiên vào đúng ngày sinh nhật thứ 38 của Fuller, 21/7/1933.

Nghệ sĩ Diego Rivera có thể được nhìn thấy đang bước vào chiếc xe, mang theo một chiếc áo choàng

Fuller dự định nhắm đến viễn tượng về thứ Vận Tải Trong Mọi Môi Trường của mình, một thứ thiết bị có thể đi đến bất cứ đâu. Dưới góc nhìn của ông, Dymaxion rốt cục sẽ phải có ” bánh xe để di chuyển và buồng phản lực để có thể cất cánh và bay đi bất cứ đâu.” Buồng phản lực là ý tưởng của Fuller dành cho một công nghệ mà có thể vừa cô đọng, vừa dễ nâng lên. Đấy là thời điểm 20 năm trước khi máy bay phản lực thương mại xuất hiện trong thị trường.

Ông ấy biết rằng công nghệ chưa đạt đến trình độ này vào thời điểm đó, vậy nên ông đã tập trung vào khâu có lẽ là nguy hiểm và thử thách nhất, đó là hạ cánh và cất cánh từ nền đất cứng, nơi mà việc thử nghiệm là khá khả thi

Cỗ xe này được thiết kế với bánh lái trước là động lực chủ đạo, và một động cơ ở phần sau, giúp cho nó vừa tăng cường hiệu năng nhiên liệu, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tối đa.

Trưng bày bản phục sao của xe Dymaxion ở Madrid

Nguyên mẫu đầu tiên ra đời với chiều dài 20 feet, được thiết kế từ một gầm thép hạng nhẹ bao gồm hai khung nối vào nhau, với các lỗ khí mô phỏng máy bay. Dưới lớp vỏ này là một động cơ Ford V8 85 mã lực nằm sau đuôi, cung cấp năng lượng cho cỗ máy nhìn cực kì kì cục, trông như con cá heo lưng gù này.

Đi trên đường, chiếc xe có thể đạt vận tốc 128 dặm/giờ, Fuller nói. Ngay cả trước khi thử nghiệm, nhà thiết kế đã biết rằng Dymaxion sẽ có những giới hạn của nó, mà sau đó đã được khẳng định. Khía cạnh có vấn đề của nó chính là phần mũi, nó sẽ bắt đầu bị nhấc bổng lên mỗi khi chiếc xe chạy nhanh, nhưng cũng lại cực kì khó để rẽ gió mà đi. Fuller biết rằng thiết bị này chưa sẵn sàng để quảng bá ra trước công chúng, và cần một lái xe chuyên nghiệp để điều khiển nó. Để cho tầm nhìn của ông trở thành hiện thực, ông phải đợi đến khi công nghệ được cải tiến.

Buổi chạy thử xe Dymaxion

Vào ngày 27/10/1933, công ty đã có buổi ra mắt chính thức đầu tiên ở Chicago , trong Hội chợ Thế kỉ của một Thế Giới Tiến bộ. Không may khi ngay trước khi màn khai trương bắt đầu, nguyên mẫu Dymaxion đã bị đâm bởi một xe khác trên đường phố Chicago, khiến nó lộn nhào trên đường và lập tức lấy đi mạng sống của tài xế đầu tiên Francis T.Turner, một tay đua đến từ Birmingham, Alabama.

Đầu tiên, không có bất cứ tờ báo nào nhắc đến vụ tai nạn cả. Thay vào đó, chiếc Dymaxion bị tai nạn được công bố là do hình dáng phi truyền thống của nó. Sau đó những báo cáo sau điều tra mới hoàn toàn chứng thực nguyên nhân thật sự của vụ việc, và thậm chí còn phát hiện rằng những chiếc xe bị đâm đã bị rút khỏi hiện trường trước khi cảnh sát kịp đến.

Vụ việc tai tiếng này khiến chiếc xe không bao giờ có thể đạt đến tiềm năng của nó nữa, mặc dù Fuller đã cho làm thêm 2 nguyên mẫu nữa. Một trong ba nguyên mẫu đã tồn tại đến tận ngày nay, cùng với hai mô hình bản sao được dựng giống hệt nguyên bản mới được làm gần đây. Dymaxion đã được nhắc đến trong cuốn sách viết năm 2009 50 chiếc xe đã thay đổi thế giới, và được khám phá trong bộ phim tài liệu năm 2012 Chiếc Dymaxion cuối cùng. Có lẽ thiết kế của nó khá tệ, nhưng tầm nhìn của nó không nghi ngờ gì là vượt thời gian.

Tham khảo: The Vintage News

Theo FRTK

Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN